MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Ông lão 80 tuổi chia sẻ kinh nghiệm dưỡng sinh trường thọ: Trẻ làm chủ sự nghiệp, già tạo lập thói quen không nhàn rỗi!

12-10-2021 - 14:59 PM | Sống

Đối với người cao tuổi, sức khỏe tinh thần nên được đặt trước sức khỏe thể chất. Thông qua một tinh thần khỏe mạnh, thể trạng của chúng ta cũng sẽ bớt đau ốm, trở nên hạnh phúc hơn.

Năm trước, tôi tình cờ gặp lại Lão Lưu đã về hưu và đang đi bộ ven Hồ Tây ở Quảng Châu, Trung Quốc. Sau khi trò chuyện với ông ấy, tôi nghĩ mình nên viết ra những tóm tắt về bốn cấp độ sức khỏe khi về hưu của người cao tuổi chúng ta:

Cấp độ đầu tiên: Tinh thần và thể chất đều khỏe.

Cấp độ thứ hai: Tinh thần khỏe, thể chất không khỏe.

Cấp độ thứ ba: Thể chất khỏe, tinh thần không khỏe.

Cấp độ thứ tư: Cả tinh thần và thể chất đều không khỏe.

Đối với người cao tuổi, sức khỏe tinh thần nên được đặt trước sức khỏe thể chất. Vì cơ thể già rồi tất nhiên sẽ lão hóa, đó là quy luật tự nhiên. Nhưng tinh thần thì chúng ta có thể kiểm soát được, và thông qua một tinh thần khỏe mạnh, thể trạng của chúng ta cũng sẽ bớt đau ốm, trở nên hạnh phúc hơn.

Có người dù sức khỏe thể chất cả đời không tốt, nhưng nhờ tinh thần luôn lạc quan, vui vẻ mà có thể sống rất lâu, chẳng hạn như một số bệnh nhân ung thư mà tôi từng gặp khi nằm viện vào năm trước.

Họ đã ổn định được bệnh và sống rất tốt.

Ngược lại, dù cơ thể bạn có khỏe mạnh cỡ nào, nhưng chỉ vì bạn là người tiêu cực, luôn buồn bã, hay khóc vào ban đêm, thì cơ thể của bạn cũng sẽ ngày càng "xuống cấp" theo.

Người cao tuổi muốn có sức khỏe tinh thần tốt nhất định phải dựa trên 5 yếu tố:

Ông lão 80 tuổi chia sẻ kinh nghiệm dưỡng sinh trường thọ: Trẻ làm chủ sự nghiệp, già tạo lập thói quen không nhàn rỗi! - Ảnh 1.

1. "Quan niệm" về gia đình

Bạn phải có một khái niệm đúng về sự cống hiến cho gia đình.

Có người cho rằng: "Tôi đã hi sinh một đời cho con cái, giờ già rồi còn nên lo cho gia đình làm gì nữa?"

Không đòi hỏi bạn làm nhiều, mà quan trọng là làm những điều cần thiết và trái tim mách bảo.

Cống hiến cho gia đình là cách để hòa hợp cũng như chia sẻ yêu thương. Dù bạn không thể làm gì, cũng chỉ cần một lời nơi an ủi, thấu hiểu, cũng có thể giúp con cháu vượt qua rất nhiều điều.

Đừng nghĩ rằng chúng ta là người lớn tuổi nhất nhà mà có quyền áp đặt con cháu phải sống theo ý muốn của mình. Trong một số gia đình, người lớn tuổi thường nảy sinh mâu thuẫn với con cháu, và người già vội vàng kết luận con cái bất hiếu.

Chúng ta hãy học cách lắng nghe và thấu hiểu, tuổi trẻ đã nói quá nhiều, về già im lặng uống ly trà, nhìn thấu nhân sinh trôi qua từng ngày, cũng là điều tốt.

Không tranh cãi, sẽ không có đau khổ và thất vọng!

Ông lão 80 tuổi chia sẻ kinh nghiệm dưỡng sinh trường thọ: Trẻ làm chủ sự nghiệp, già tạo lập thói quen không nhàn rỗi! - Ảnh 2.

2. Quan niệm về "sự nghiệp"

Nếu bạn nghĩ rằng cả đời đã vất vả gầy dựng sự nghiệp rồi, về già nên được nghỉ ngơi, thì bạn đã hiểu lầm, đây không phải vấn đề mà tôi muốn đề cập đến.

Làm chủ "sự nghiệp" khi về già không phải cần bạn đứng đầu một doanh nghiệp hay tổ chức nào đó.

Mà chính là mong bạn có sở thích, thói quen cụ thể của riêng mình. Đừng để sự nhàn rỗi của tuổi già khiến bạn thấy nhàm chán và trở nên tầm thường.

Một khi não bộ của con người không vận động, sẽ rất dễ mắc bệnh Alzheimer. Khi quá lâu ngày không làm việc, con người sẽ trở nên lười biếng. Như vậy không có lợi gì cho sức khỏe tinh thần của chúng ta.

Ông lão 80 tuổi chia sẻ kinh nghiệm dưỡng sinh trường thọ: Trẻ làm chủ sự nghiệp, già tạo lập thói quen không nhàn rỗi! - Ảnh 3.

3. Quan niệm về sức khỏe tinh thần

Chúng ta phải học cách tiếp nhận những trò giải trí phù hợp cũng như tập thể dục vừa phải. Đây là điều quan trọng nhất. Vấn đề giải trí và luyện tập thể dục đã trở thành một hiện tượng xã hội.

Càng về già, chúng ta càng nên quý trọng sức khỏe của bản thân. Có câu nói thế này: "Niềm vui thông qua giáo dục." Nghĩa là nên chọn lọc những trò tiêu khiển có tác dụng truyền đạt kiến thức hay giúp ích điều gì đó cho cuộc sống.

Bộ não con người cần được học hỏi suốt đời, nhưng phải chọn lọc những thứ cần thiết...

Ông lão 80 tuổi chia sẻ kinh nghiệm dưỡng sinh trường thọ: Trẻ làm chủ sự nghiệp, già tạo lập thói quen không nhàn rỗi! - Ảnh 4.

4. Quan niệm về bạn bè

Đừng sống quá cô độc, nhiều người già ngày càng sống khép kín, chỉ thường ở trong khuôn viên gia đình, tiếp xúc con cái. Nhưng con cái lại thường đi làm, khiến họ chỉ có thể sống thui thủi một mình, rất cô đơn.

Chúng ta phải kết giao bạn bè, ra ngoài cho khuây khỏa. Cùng những người bạn thật tâm kết giao và trò chuyện tuổi già.

Dù ở tuổi tác nào đi nữa, chúng ta cũng có quyền sống hạnh phúc. Khi tinh thần bạn tích cực, bạn sẽ trở nên mạnh mẽ và đánh bại sự lão hóa của tuổi tác.

Những "người bạn già" bên cạnh bạn sẽ đồng hành với bạn đến cuối đời. Họ cùng hoàn cảnh, nên sẽ hiểu được những gì bạn nói...

Ông lão 80 tuổi chia sẻ kinh nghiệm dưỡng sinh trường thọ: Trẻ làm chủ sự nghiệp, già tạo lập thói quen không nhàn rỗi! - Ảnh 5.

5. Quan điểm về nhân sinh

Nhiều người về già thường hay mắc bệnh "nói nhiều" và nghĩ nhiều, đó cũng là điều mà con cháu thường không thích ở họ.

Bởi vì đang nghỉ ngơi ở nhà thì bị phàn nàn, nhắc nhở, thậm chí là bị bạn truyền lại những năng lượng tiêu cực.

Nếu không thay đổi, bạn sẽ rất dễ bị con cháu xa lánh.

Chúng ta là những người đã qua cái tuổi tranh đua, hiểu về sự vất vả của con cháu, vậy thì nên cố gắng thông cảm, bớt phàn nàn.

Cũng đừng bắt chước nhiều "bà hàng xóm" khác, ngồi lê đôi mách, chạy bên đầu này bàn chuyện gia đình nhà người khác, như vậy chẳng hay ho chút nào, còn mang "khẩu nghiệp" vào người.

Nếu muốn có một tinh thần vui vẻ, tốt nhất nên giữ tâm tịnh, tập ăn chay và làm nhiều điều phước lành.

(zhuanlan)


Theo Empathy

Doanh nghiệp và tiếp thị

Trở lên trên