Ông lão U65 tiết kiệm được 1 tỷ đồng, con đón về nuôi vẫn quyết vào viện dưỡng lão: 6 tháng sau bỗng “quay xe", chia hết tiền cho con vì 1 lí do
Vào viện dưỡng lão tôi mới thấy tình cảm gia đình là quan trọng nhất.
- 10-02-2024Cụ ông 98 tuổi vẫn làm việc 9 tiếng 1 ngày, sống thọ nhờ “3 chữ” không phải tập thể dục
- 05-02-2024Nằm viện, được các con hiếu thảo chăm sóc, cụ ông U70 vẫn ngẫm ra 2 sự thật “đau đớn” của tuổi già
- 31-01-2024100 cụ già giấu con, rút tiền dưỡng già để "kinh doanh nghĩa trang", lãi suất tới 30%/năm: Tưởng tuổi xế chiều an nhàn ai ngờ vỡ mộng, trắng tay
- 30-01-2024Cô giáo dưỡng sinh vay 20 cụ già U80 hơn 10 tỷ đồng rồi "mất tích": Cảnh sát vào cuộc điều tra, chỉ đích danh kẻ lừa đảo
Bài viết của ông Hàn Đại Dũng hiện đang sinh sống ở tỉnh Sơn Đông (Trung Quốc) chia sẻ trên trang báo Toutiao
Tuổi già đơn độc, quyết vào viện dưỡng lão
Tôi năm nay 62 tuổi. Tôi có một con trai và một con gái. Vợ chồng tôi là nông dân, cuộc sống sinh hoạt hằng ngày đều dựa vào mấy sào ruộng và đi làm thêm lặt vặt bên ngoài. Chúng tôi rất vất vả mới nuôi được hai đứa con ăn, dựng vợ gả chồng. Gia đình tôi tuy nghèo nhưng cả nhà sống với nhau vô cùng hòa thuận vui vẻ.
Vốn dĩ, tôi tôi nghĩ rằng cuộc sống cứ như thế bình yên qua ngày nhưng mấy năm trước vợ tôi vì đột ngột xuất huyết não mà qua đời. Mấy đứa con sợ tôi ở dưới quá buồn tẻ nên muốn đón tôi lên sống ở thành phố. Tôi nửa đời người đã quen sống ở quê rồi nên không nỡ rời. Nhưng các con thuyết phục tôi nhiều lần quá nên cuối cùng tôi cũng đồng ý lên đó sống một khoảng thời gian. Quả thật, tôi không quen với nhịp sống thành phố. Ở đây không được tự do, suốt ngày chỉ có ở trong nhà. Với lại ở thành phố vật giá cao, cái gì cũng cần đến tiền.
Sau này, nói chuyện với mấy ông bạn, người ta nói những người già ở nông thôn rất hay đến viện dưỡng lão ở. Tôi cảm thấy ý kiến này không tệ liền nói chuyện với các con. Đương nhiên là chúng không đồng ý cho tôi đến viện dưỡng lão ở nhưng tôi vẫn nhất quyết đi.
Tôi chọn được một viện dưỡng lão điều kiện khá ổn, môi trường tốt, trang thiết bị đầy đủ, phòng ốc sạch sẽ, nhiều ánh sáng. Điều dưỡng nhiệt tình, chu đáo.
Ở nhà tôi rất hiếm khi được nói chuyện. Căn bản là người trẻ thì đi làm suốt, người nhà như chúng tôi thì rất ít khi ra ngoài. Còn ở đây, ngày ngày đều có người nói chuyện nên cảm thấy cuộc sống khá vui vẻ.
Cứ như vậy, tôi đến viện dưỡng lão ở. Nhưng qua một thời gian khoảng 6 tháng tôi mới thấy con người ở đây không được giống tôi tưởng tượng. Có ông tính tình nóng nảy thường xuyên cãi cọ với điều dưỡng. Lúc đầu, tôi cũng khuyên ông ấy mấy câu an ủi, nhưng lâu dần về sau tôi chịu không nổi. Hơn thế nữa, tôi với những ông bà bạn khác sống không được hòa thuận.
Sau này, tôi được nghe mấy lời của cô điều dưỡng mới biết, bọn họ đều bị con cái đưa đến dây, khi còn trẻ họ đều là những ông chủ này nọ, nhưng khi về già kinh doanh thất bại, con cái không chăm lo nổi. Tính cách mấy người đó không được tốt cộng thêm vào đó tâm lý không ổn nên thành ra như vậy.
Còn có một người nữa, nhìn thì rất là lịch sự nhưng lại hay ăn trộm đồ của người khác. Có một lần ông ấy ăn trộm ví tiền của cô điều dưỡng, khi bị bắt ông ta không nhận, nhưng sau khi đưa ra bằng chứng thì ông mới thừa nhận.
Mấy chuyện này cho tôi cái nhìn thực tế cuộc sống ở đây. Tuy rằng ở đây có người chăm sóc phục vụ nhưng không thể coi nơi này là nhà được.
Nếu ở đây thêm nữa thì tôi vô cùng lo lắng. Mặc dù sức khỏe bản thân tôi vẫn tốt, có thể tự chăm sóc bản thân mình nhưng ai mà có thể bảo đảm được một ngày nào đó tôi có thể giống bọn họ. Giả dụ chân tay tôi không được nhanh nhẹn, hoặc là tôi bị bệnh rồi lúc đó ra sao?
Quyết định "quay xe", chia tiền tiết kiệm cho con
Nghĩ đến đây tôi nghĩ đến hai đứa con của mình. Hai đứa đang đến lúc thành gia lập nghiệp, chúng nó còn phải chăm lo cho gia đình của chúng nó. Nếu như tôi đưa tiền cho các con thì ít nhất tôi không phải lo lắng mấy chuyện tuổi già và có thể chăm sóc tôi. Thí dụ tôi như tôi trái gió trở trời thì các con có thể lo hậu sự cho tôi.
Tôi có một con trai và một con gái. Tiền tiết kiệm thì có tầm 30 vạn NDT tiền tiết kiệm (tương đương với hơn 1 tỷ VND). Việc chia cho các con như thế nào cũng là vấn đề nan giải.
Tôi biết, nếu như chia không công bằng thì các con sẽ bằng mặt chứ không bằng lòng. Nghĩ kĩ, tôi quyết định cho con trai 15 vạn NDT (tương đương với 509 triệu VND), con gái 5 vạn NDT (tương đương với hơn 169 triệu VND) số còn lại tôi để dưỡng già. Sau khi chia tiền cho các con, chúng nó đến thăm tôi thường xuyên hơn.
Tôi sợ con gái nghĩ tôi thiên vị con trai nên tôi đã nói chuyện riêng với con gái. Tôi cho con trai chừng đó vì con trai ở gần tôi, khi tôi về già thì phiền nó nhiều hơn. Với lại, tôi con trai tôi hiện tại có hai đứa con nên áp lực kinh tế lớn hơn nên cho con trai nhiều hơn chút. Còn con gái thì làm việc ở doanh nghiệp nhà nước, công việc thì ổn định. Con gái sau khi biết được suy nghĩ của tôi, nó cũng không có ý kiến, nó chỉ mong thôi sống khỏe là được. Biết được vậy tôi cũng yên tâm phần nào.
Ở viện dưỡng lão một khoảng thời gian tôi về nhà vì cuộc sống ở đó tôi không thấy thoải mái.
Sau khi về nhà, cuộc sống của tôi vô cùng tự do tự tại, có thể tùy hứng ra ngoài, nói chuyện với hàng xóm, họ hàng thỉnh thoảng đến chơi với tôi. Tôi thích ăn gì thì ăn, rảnh thì đọc báo, nghe đài, xem TV.
Khi tôi chia tiền cho các con, các con cũng quan tâm tôi nhiều hơn. Khi tôi về quê sống, chúng nó đến thăm tôi nhiều hơn, giúp tôi làm việc nhà. Lúc rảnh dẫn tôi lên thành phố chơi, mua cho tôi đồ ăn ngon, thuốc bổ. Có các con ở bên cạnh tôi cảm thấy vô cùng hạnh phúc.
Thật ra, sau khi vợ tôi mất, tôi tính cứ giữ tiền tiết kiệm không chia cho các con vội. Vào viện dưỡng lão tôi mới thấy tình cảm gia đình là quan trọng nhất, đó là lý do tôi đã chia tiền tiết kiệm của của mình cho các con.
Tôi biết bản thân già rồi, cũng cần có người chăm sóc, tôi cũng hy vọng bản thân có cuộc sống tự do tự tại, tận hưởng cuộc sống nên tôi mới chia tiền tiết kiệm cho các con như vậy.
Tôi không biết làm như vậy là đúng hay sai, nhưng tôi tin rằng, nếu tôi không có tiền tiết kiệm thì con cái tôi vẫn đối xử tối với tôi.