MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Ông "thợ chụp" hơn 30 năm đứng chờ ở Bưu điện TP lao đao vì Sài Gòn vào dịch, chạnh lòng 20 nghìn một bức ảnh kỳ công cũng không bằng cái nút trên điện thoại

05-07-2021 - 15:45 PM | Sống

Ông "thợ chụp" hơn 30 năm đứng chờ ở Bưu điện TP lao đao vì Sài Gòn vào dịch, chạnh lòng 20 nghìn một bức ảnh kỳ công cũng không bằng cái nút trên điện thoại

Trước cổng Bưu điện thành phố vào thời điểm Sài Gòn trở thành điểm dịch nóng nhất cả nước, có một người chờ khách để mưu sinh!

Tìm hiểu thông tin của ông cụ Diên - thợ chụp ảnh gần 80 tuổi ở trước Bưu điện thành phố, chúng tôi biết được nhiều hơn 1 hoàn cảnh, đó không chỉ là 1 câu chuyện ở Sài Gòn vào mùa dịch mà còn là câu chuyện giữa cái cũ và cái mới.

Bạn sẽ sẵn sàng ra Bưu điện thành phố chụp ảnh lấy liền vào mùa dịch chứ? Đương nhiên câu trả lời là KHÔNG! Trừ khi bạn là khách du lịch và chưa từng biết Sài Gòn đang là điểm dịch Covid-19 nóng nhất cả nước. Vậy mà có một ông cụ ngoài 80 tuổi vẫn đứng đó chờ khách, với câu nói: "Chụp hình đi con, ông chụp đẹp như điện thoại vậy!".

Ông thợ chụp hơn 30 năm đứng chờ ở Bưu điện TP lao đao vì Sài Gòn vào dịch, chạnh lòng 20 nghìn một bức ảnh kỳ công cũng không bằng cái nút trên điện thoại - Ảnh 1.

Nơi ở miễn phí hiện tại của ông cụ Diên - ông cụ chụp ảnh được mạng xã hội đăng tải thời gian vừa qua.

Cứ đến đúng các khung giờ từ 8 - 10 giờ mỗi buổi sáng, từ 15 - 17 giờ mỗi buổi chiều, trong suốt mùa dịch, ông cụ Nguyễn Văn Diên (sinh năm 1943, Bình Định) cứ đến trước cổng Bưu điện thành phố chờ khách. Còn khách ở đâu, làm gì thì phải phụ thuộc vào vận may của ông cụ tuổi gần 80 này.

Vào thời kỳ dịch bệnh bùng phát căng thẳng, trên những trục đường lớn đảo mắt đâu đâu cũng sẽ thấy gánh mưu sinh. Phải, vì nếu đầy đủ cơm ăn, áo mặc và có một nơi để về "chẳng ai dại mà ra đường cả". "Cái dại" đứng ngoài đường vào mùa dịch nghe vừa tủi lại vừa thương. Nhưng mà chính nó đã làm nên một đặc sản chỉ có ở Sài Gòn.

HƠN 30 NĂM PHIÊU BẠT KHẮP NƠI MƯU SINH, ĐẾN NAY CHỈ CÓ THỂ ĐỨNG DƯỚI NHÀ THỜ ĐỨC BÀ CHỜ KHÁCH

Trước cổng Bưu điện thành phố vào mùa dịch này chẳng có ai chờ khách trong vô vọng như thế cả...

"Nhà Thờ Đức Bà trùng tu xong ông sẽ chụp cho khách mấy bức ảnh thiệt đẹp", ông cụ Diên dự tính.

Ông thợ chụp hơn 30 năm đứng chờ ở Bưu điện TP lao đao vì Sài Gòn vào dịch, chạnh lòng 20 nghìn một bức ảnh kỳ công cũng không bằng cái nút trên điện thoại - Ảnh 2.
Ông thợ chụp hơn 30 năm đứng chờ ở Bưu điện TP lao đao vì Sài Gòn vào dịch, chạnh lòng 20 nghìn một bức ảnh kỳ công cũng không bằng cái nút trên điện thoại - Ảnh 3.
Ông thợ chụp hơn 30 năm đứng chờ ở Bưu điện TP lao đao vì Sài Gòn vào dịch, chạnh lòng 20 nghìn một bức ảnh kỳ công cũng không bằng cái nút trên điện thoại - Ảnh 4.

Có một người đứng đợi ở Bưu điện thành phố...

Trước khi được biết đến trên mạng xã hội, ông cụ Diên mỗi ngày chụp được khoảng vài ba tấm, nếu tính tiền mực, giấy in, ông chịu lỗ nhiều. Đó là còn chưa kể khi máy in hết mực, hết giấy phải thay hơn 540 nghìn cho cả bộ. Kham tiền trọ chẳng đủ với số tiền kiếm được, ông phải ở chỗ ở miễn phí, ăn cơm từ thiện để tiếp tục công việc chụp ảnh ở trước Bưu điện thành phố.

Ở tuổi gần 80, ông cụ Diên đã có hơn 30 năm làm thợ chụp ảnh. Ông hồ hởi kể với chúng tôi về khoảng thời gian mình phiêu bạt dọc miền Tây đất nước. Trên con xe Dream, ông cụ này đã chở sự nghiệp cả đời mình và sau khi kinh qua rất nhiều những đắng cay, Sài Gòn trở thành điểm dừng cuối cùng mà ông chọn. Và đặc biệt phải là ở trước Bưu điện Thành phố, nhìn về hướng Cathédrale Notre-Dame - Nhà Thờ Đức Bà, nơi mà mỗi ngày đều nghe tiếng ông cầu nguyện.

Ông thợ chụp hơn 30 năm đứng chờ ở Bưu điện TP lao đao vì Sài Gòn vào dịch, chạnh lòng 20 nghìn một bức ảnh kỳ công cũng không bằng cái nút trên điện thoại - Ảnh 5.
Ông thợ chụp hơn 30 năm đứng chờ ở Bưu điện TP lao đao vì Sài Gòn vào dịch, chạnh lòng 20 nghìn một bức ảnh kỳ công cũng không bằng cái nút trên điện thoại - Ảnh 6.

“Cái dại" đứng ngoài đường vào mùa dịch nghe vừa tủi lại vừa thương. Nhưng mà chính nó đã làm nên một đặc sản chỉ có ở Sài Gòn.

“Ngày ông còn khỏe ông đi nhiều, từ sau khi vợ mất, con mất, ông từ Bình Định vào đây để lập nghiệp. Ở Cần Thơ, ông chụp ngay Bến Ninh Kiều, Cà Mau thì ông đi Đất Mũi, Năm Căn, rồi biển Phú Quốc, Sóc Trăng,... Ông làm đủ nghề, sửa xe cũng có, bán nước mía cũng có, bán vé số cũng có, rồi làm thuê, nhưng mà làm cái nghề nào cũng vất vả, số ông nó như vậy”, ông cụ Diên nói.

Mỗi ngày với ông cụ Diên bắt đầu từ 4h30 sáng. Sau khi đánh răng rửa mặt, ông chuẩn bị pin cho máy chụp, máy in hình, mực và thẻ nhớ, đầy đủ bộ đồ nghề cũng phải nặng từ 5kg trở lên, tất cả các dụng cụ được ông phân ra và cho vào trong từng chiếc bao ni lông một, chiếc nào cũng đã đục màu, ít nhất phải dùng được vài năm. Tính ông cẩn thận nhưng lại hay quên trước sau, nên để hoàn thành hết tất cả mọi thứ, phải mất khoảng một tiếng hoặc hơn.

“Xong rồi ông chạy ra mua gói xôi 10 nghìn. Chụp mà lỗi hoài thì thì ăn sáng không vô nên có khi ông nhịn ăn, tới trưa đi xin cơm từ thiện ăn qua ngày".

Vẫn trên con xe Dream cũ kỹ có sẵn bình ắc quy, dăm ba ngày sạc một lần, 7h sáng, ông cụ bắt đầu đi từ một căn nhà tình thương ở quận 8 lên Bưu điện thành phố. Khi đến nơi ông để xe nép gọn vào sát tường cổng bưu điện, sau khi sắp xếp từng thứ một ở vị trí sẵn sàng, ông trải lên đó một chiếc khăn để tránh bụi rồi lẳng lặng đi bộ sang Nhà thờ Đức Bà.

Đúng vậy, công việc đầu tiên nhiều năm nay ông cụ Diên làm khi dừng xe trước cổng Bưu điện thành phố đó là đi bộ sang Nhà thờ Đức Bà và đọc kinh cầu nguyện.

Ông thợ chụp hơn 30 năm đứng chờ ở Bưu điện TP lao đao vì Sài Gòn vào dịch, chạnh lòng 20 nghìn một bức ảnh kỳ công cũng không bằng cái nút trên điện thoại - Ảnh 7.
Ông thợ chụp hơn 30 năm đứng chờ ở Bưu điện TP lao đao vì Sài Gòn vào dịch, chạnh lòng 20 nghìn một bức ảnh kỳ công cũng không bằng cái nút trên điện thoại - Ảnh 8.
Ông thợ chụp hơn 30 năm đứng chờ ở Bưu điện TP lao đao vì Sài Gòn vào dịch, chạnh lòng 20 nghìn một bức ảnh kỳ công cũng không bằng cái nút trên điện thoại - Ảnh 9.

CHUYỆN VỀ CHIẾC MÁY ẢNH 2004 - "BẠN THÂN” CỦA ÔNG CỤ 78 TUỔI: "NHIỀU KHI NÓ NẶNG QUÁ KHÔNG MUỐN ĐEO VÀO CỔ NỮA!"

Chiếc máy ảnh Canon EOS 20D có lớp ngoài bọc da được sản xuất vào năm 2004, đến nay đã có hơn 17 tuổi. Nó chính là chiếc máy ảnh thứ 2 và cũng là cuối cùng gắn liền với sự nghiệp hơn 30 năm làm thợ chụp ảnh của ông Diên.

“Ngày trước ông dùng 10D, được một thời gian thì mua lại máy 20D của một người bạn. Nó theo ông đi chụp ở Phú Quốc, Cà Mau, Năm Căn,... ôi thôi nhiều lắm rồi đó chứ!”.

Canon EOS 20D (sản xuất năm 2004) là sự kế thừa của EOS 10D và được thay thế bởi EOS 30D được sản xuất vào năm 2006. Khi được hỏi về chất lượng máy, ông Diên vẫn giữ sự tin tưởng vào con cổ mình đang đeo và đôi khi nhìn vào nó, người ta cũng thấy nó lóe lên một lớp bóng vì thời gian.

Ông thợ chụp hơn 30 năm đứng chờ ở Bưu điện TP lao đao vì Sài Gòn vào dịch, chạnh lòng 20 nghìn một bức ảnh kỳ công cũng không bằng cái nút trên điện thoại - Ảnh 10.
Ông thợ chụp hơn 30 năm đứng chờ ở Bưu điện TP lao đao vì Sài Gòn vào dịch, chạnh lòng 20 nghìn một bức ảnh kỳ công cũng không bằng cái nút trên điện thoại - Ảnh 11.
Ông thợ chụp hơn 30 năm đứng chờ ở Bưu điện TP lao đao vì Sài Gòn vào dịch, chạnh lòng 20 nghìn một bức ảnh kỳ công cũng không bằng cái nút trên điện thoại - Ảnh 12.

“Con này (ý chỉ máy ảnh) còn ngon lắm à, chú không mua gì nữa đâu. Bán cũng không, nó là cần câu của chú, bán rồi lấy gì mà kiếm ăn. Ai giúp thì giúp chứ mình đâu quăng bỏ cần câu được con. Ông đeo nó ở cổ, nhiều khi nặng quá không muốn đeo nữa, dây của nó ghì cổ đau lắm, nhưng không đeo sao mà chụp được con. Nhiều khi ngồi xuống ông cởi dây ra, là rớt nước mắt, ngày xưa đeo không thấy gì, giờ đeo thấy nặng nề lắm rồi. Nhưng có nó ông mới yên tâm".

Chúng tôi đã kịp nhìn thấy dưới chân Nhà Thờ Đức Bà, có những điều rất gắn bó dù là trên vật chất hay tinh thần mà dù muốn cũng không thể mua được.

“Máy chụp thay pin hay hư nhẹ ông đi sửa tốn ít nhất 200 nghìn. Còn riêng máy in thay mực và cả giấy in tốn 540 nghìn. Nếu không chụp được thì xem như tiền mình kẹt trong đó, không gỡ vốn được còn ông in sai hay khách không vừa ý họ trả lại là ông lỗ”.

ĐỐI DIỆN VỚI LIỆT TAY TRÁI VÌ ẢNH HƯỞNG TỪ DÂY THẦN KINH VÀ BÀI HỌC XƯƠNG MÁU CHO NGƯỜI SỐNG MỘT MÌNH

Ngoài lãng tai, ông cụ Diên cho biết hiện tại ông đang bị Viêm gan siêu vi B, thoái hóa khớp, riêng từ chân đến nửa đầu trái cứ đứng nhiều là lại đau nhức liên tục.

“Lúc lâu ông khám bác sĩ có cho một toa thuốc Tây, thi thoảng đau quá ông mua uống đến nay không có tiền nên không mua nữa. Giờ ông sợ nó làm ông liệt tay”.

Đó cũng là một trong những hậu vận mà ông cụ 78 tuổi sống một mình đang gánh. Kể từ thời điểm con mất, vợ mất, ông cụ Diên rời đất Bình Định vào lập nghiệp một mình ở Sài Gòn. Đời sống ông "thợ chụp" cô quạnh bắt đầu từ đấy.

Ông thợ chụp hơn 30 năm đứng chờ ở Bưu điện TP lao đao vì Sài Gòn vào dịch, chạnh lòng 20 nghìn một bức ảnh kỳ công cũng không bằng cái nút trên điện thoại - Ảnh 13.

Hỏi về điều này, chúng tôi vô tình khiến ông cụ rơi nước mắt: “Giờ ông mà có bị sao, thì chắc 3 ngày người ta mới hay đó con".

Nhìn ông khắc khổ nhưng vẫn chỉn chu đến từng chút một. Nếu là hỏi về mơ ước của ông, ông nói mình muốn thuê được một chỗ ở đàng hoàng hơn, vì ông sống một mình, ở đấy cũng nhiều bề khó khăn.

“Con còn trẻ, con muốn sống một mình con thích đi đây đi đó cho tự do nhưng khi sức khỏe của con không đủ, lớn tuổi một chút con sẽ biết không có người thân khổ đến mức nào. Như ông, đi về không cơm ăn, không nước uống, không con cháu, bệnh hay bị làm sao ngủ một giấc thức dậy có mệnh hệ gì cũng không ai hay, ai biết. Lúc khỏe đi khắp nơi kiếm đồng ra đồng vô nhưng khi già rồi, sống một mình, mỗi lần bệnh đi từ giường đến nhà vệ sinh cũng khó”, ông cụ Diên nói.

Ông thợ chụp hơn 30 năm đứng chờ ở Bưu điện TP lao đao vì Sài Gòn vào dịch, chạnh lòng 20 nghìn một bức ảnh kỳ công cũng không bằng cái nút trên điện thoại - Ảnh 14.
Ông thợ chụp hơn 30 năm đứng chờ ở Bưu điện TP lao đao vì Sài Gòn vào dịch, chạnh lòng 20 nghìn một bức ảnh kỳ công cũng không bằng cái nút trên điện thoại - Ảnh 15.
Ông thợ chụp hơn 30 năm đứng chờ ở Bưu điện TP lao đao vì Sài Gòn vào dịch, chạnh lòng 20 nghìn một bức ảnh kỳ công cũng không bằng cái nút trên điện thoại - Ảnh 16.
Ông thợ chụp hơn 30 năm đứng chờ ở Bưu điện TP lao đao vì Sài Gòn vào dịch, chạnh lòng 20 nghìn một bức ảnh kỳ công cũng không bằng cái nút trên điện thoại - Ảnh 17.

Ông cụ Diên được nhiều người ghé ủng hộ sau khi mạng xã hội chia sẻ thông tin về ông.

Thứ mà chúng tôi muốn bây giờ là sự tự do, dù đã lường được những hệ lụy từ việc sống một mình. Đúng là người trẻ mơ đến tương lai còn người già lại mong quay về quá khứ. Nhưng thách thức lớn nhất của đời người ngoài những khó khăn thời son trẻ thì còn có sự cô quạnh của tuổi già.

"Từ ngày trên mạng có hình ông, mỗi ngày ông nghe điện thoại thôi cũng không làm được gì luôn, tụi nó cứ bảo để tụi nó giúp, ông không cần đi làm nữa, được số tiền thì an tâm dưỡng già, nhưng cuộc đời mình mà không làm là không được đâu con".

Cứ hễ ai gọi ông cũng gửi một lời chúc bình an, ai sinh viên sống xa nhà ghé chụp ảnh ủng hộ ông, ông lại dặn dò tỉ mỉ "đừng sống một mình nha con".

Xin được phép để lại số tài khoản của chú Diên - thợ chụp ảnh ở trước Bưu điện thành phố.

Ngân hàng Viettinbank

Số tài khoản: 103873463130

Tên chủ tài khoản: Nguyễn Văn Diên 

Theo Bảo Trân - Ảnh Andy Trần

Trí thức trẻ

CÙNG CHUYÊN MỤC

XEM
Trở lên trên