Phạm phải 1 trong 8 lỗi sau, thành công sẽ mãi chỉ là ước mơ. Điều số 3 rất nhiều người mắc phải
"Tôi không biết công thức để thành công là gì bởi tôi chưa từng và chưa bao giờ là người thành đạt. Nhưng tôi biết rõ công thức để bạn trở thành một kẻ luôn thất bại như tôi là gì".
- 08-09-2017Đây là các kỹ năng mà Mark Zuckerberg, Bill Gates và Warren Buffett áp dụng để có năng suất làm việc gấp nhiều lần người khác
- 08-09-20173 điều những người thành công sẽ không bao giờ phí công sức để làm
- 07-09-2017Lời khuyên của tỷ phú tự thân Mark Cuban: Muốn làm giàu thì đừng cố gắng làm việc này
James Altucher là nhà quản lý Quỹ đầu tư mạo hiểm tại Mỹ và cũng là ông chủ, đồng sáng lập hơn 20 công ty trong đó có công ty cổ phần Reset và StockPickr. Ông cho biết, bản thân đã mắc không ít sai lầm trong kinh doanh và cuộc sống trước khi đạt được thành công:
"Khi còn đi học, tôi đã từng cầu xin một thầy giáo đừng cho tôi điểm F. Cuối cùng thầy cho tôi điểm D, số điểm tối thiểu vừa đủ để tôi có thể tốt nghiệp. Tôi từng viết một vài tiểu thuyết nhưng chẳng quyển nào được xuất bản.
Khi kiếm được số tiền kha khá, tôi chỉ tiêu, tiêu và tiêu. Tôi chơi cờ bạc, tôi mua sắm, tôi đầu tư vào nhầm chỗ, nhầm người.
Và, tôi đã mất nhà, mất bạn, mất công ty lần thứ nhất. Lần thứ hai, thứ ba mọi thứ vẫn lặp lại như cũ. Cho tới lần thứ tư, vợ và con cũng bỏ tôi đi mất.
Tôi không biết công thức để thành công là gì bởi tôi chưa từng và chưa bao giờ là người thành đạt. Nhưng tôi biết rõ công thức để bạn trở thành một kẻ luôn thất bại như tôi là gì".
Hãy tưởng tượng cuộc sống cũng giống như một trò chơi với các thẻ bài vậy. Bạn có thể trộn chúng lên và rút ra những thẻ bài mong muốn, tuy nhiên nếu bạn muốn giành chiến thắng thì hãy vứt ngay 8 thẻ bài sau:
1. Ốm yếu về thể chất lẫn tinh thần
Có một khoảng thời gian tôi thường hay ở ngoài tới tận khuya và ở cạnh những người thậm chí còn không phải là bạn mình. Tôi cảm thấy căng thẳng vô cùng nhưng không biết dứt ra bằng cách nào bởi nó đã trở thành thói quen của tôi từ lúc nào chẳng hay.
Tôi trở nên ốm yếu và chẳng hề có tí năng lượng nào cả. Suốt cả ngày dài tôi chỉ tập trung vào những nỗi lo lắng và bất an của mình tới nỗi tôi còn không buồn bước ra khỏi giường vào mỗi sáng.
Cuối cùng tôi nhận ra, tôi sẽ chẳng bao giờ có thể thành công nếu tôi vẫn tiếp tục “quặt quẹo” ở trên giường. Tôi cũng sẽ chẳng khá hơn được nếu cứ để ham muốn tiền bạc điều khiển cách tôi theo đuổi đam mê. Nếu chỉ chạy theo tiền bạc thì cuối cùng nó cũng sẽ rút cạn sinh lực của tôi.
2. Thiếu sáng tạo
Steve Jobs đã làm ra những chiếc Iphone thần thánh.
Mark Zuckerberg lập ra mạng xã hội thông dụng nhất thế giới Facebook.
JK Rowling phóng tác ra thế giới của những phù thủy...
Họ là những ví dụ điển hình của những người thành công. Nhìn vào những gì họ đã làm xem, chẳng có thứ gì là “bình thường” cả. Những thành tựu họ đạt được đều được xây dựng dựa trên sự sáng tạo không ngừng nghỉ.
Tương tự như các cơ bắp, nếu bạn muốn mình trở thành một người đầy sáng tạo. Hãy luyện tập chúng. Mỗi ngày bạn hãy dành thời gian để viết ra 10 ý tưởng và các bước triển khai chúng. Đừng quá quan trọng hóa, viết ra rồi hãy vứt chúng đi. Tất cả đều chỉ là bài tập luyện để tránh quân bài “thiếu sáng tạo”.
3. Do dự
“Bạn chỉ có một cuộc đời để sống”. Vì vậy, đừng phí thời gian để tự hỏi liệu tôi nên làm việc vì tiền hay vì đam mê, liệu tôi có nên tiếp tục chịu đựng mối quan hệ này hay không?
Cân nhắc liệu những gì bạn dự định và muốn làm có khiến bạn tốt hơn không và rồi đưa ra quyết định thực hiện nó hoặc dừng lại nếu muốn.
4. Thiếu cẩn trọng
Bất kỳ cuốn sách nào muốn thành công cũng cần phải có cốt truyện, nhân vật, bìa sách, các chương trình marketing và hệ thống phân phối.
Bất kỳ chương trình truyền hình nào cũng cần phải có ít nhất 10 bản thảo dành cho giám đốc chương trình, biên tập viên, giấy cấp phép của các cơ quan chức năng, phương tiện hỗ trợ. Chỉ cần một sai sót nhỏ trong bất cứ khâu nào cũng khiến cho toàn bộ quá trình sụp đổ. Hãy để ý tới mọi chi tiết dù là nhỏ nhất nếu bạn không muốn thất bại gõ cửa.
5. Lười biếng
Tôi muốn trở thành một nhà văn vậy nên tôi đã viết sách. Cuốn sách đầu tiên của tôi thất bại thảm hại vì vậy khi cuốn sách thứ hai của tôi ra đời, các nhà xuất bản đều từ chối phát hành.
Lúc đó, tôi nghĩ mình nên “tự làm” tất cả. Tôi thuê người thiết kế bìa sách và 3 biên tập viên khác nhau để chỉnh sửa cuốn sách, tôi tự làm marketing. Tôi thậm chí còn chấp nhận bán sách bằng đồng bitcoin trước khi phát hành trên Amazon. Ngoài ra, tôi còn tự tổ chức các podcast giới thiệu về cuốn sách của chính mình. Kết quả tôi đã bán được 700.000 cuốn và lúc này các nhà xuất bản thi nhau gọi điện tới cho tôi.
Vậy đó, tôi nhận ra cuốn sách đầu tiên của tôi thất bại vì tôi nghĩ rằng nhà xuất bản phải tự chỉnh sửa cho tôi, họ phải làm marketing cho tôi, họ phải thiết kế nó thật bắt mắt, họ phải, họ phải...
Hãy nhớ không ai “phải” làm gì cho bạn cả, hãy tự làm mọi thứ trong tầm kiểm soát và đừng lười biếng.
6. Thiếu tập trung
Tập trung không phải chỉ chăm chăm làm một việc, mà chính là việc bạn kết nối và phối hợp làm nhiều việc với nhau để đạt được mục tiêu theo cách mà chưa ai từng nghĩ tới.
Ví dụ như bạn vừa muốn làm nhà văn, lại vừa muốn chơi poker, vậy hãy viết một cuốn sách về cách chơi poker.
7. Thiếu hiểu biết
Tôi đã từng là một nhà đầu tư chứng khoán chỉ vì tôi thích cảm giác được giao dịch trên sàn. Tôi bắt chước những người mà tôi nghĩ thông minh hơn tôi và tin rằng thành công sẽ sớm tới. Kết quả tôi mất tất cả.
Lúc ấy tôi mới nhận ra thật ra tôi rất ngốc nghếch, không có kiến thức nhưng vẫn “tự tin” đầu tư. Tôi quyết định đọc sách hàng ngày để khai sáng những gì mình không biết. Trong suốt 15 năm qua, tôi không ngừng học hỏi từ những trang giấy.
8. Làm ăn với những người không đàng hoàng
Vốn dĩ công ty của tôi đang trên đà ăn nên làm ra, nhưng một trong những cổ đông của công ty lại là tội phạm (tôi không hề biết điều này cho tới khi mọi chuyện vỡ lở), người giới thiệu tôi vào công ty lại cũng nghiện ngập, thậm chí có hành động bán rẻ danh dự. Tôi dính vào họ, và rồi cả công ty tôi cũng dính vào những thói quen xấu ấy.
Khi kẻ phạm tội bị bắt, cũng là lúc công ty tôi sụp đổ. Tôi trở về con số 0 tròn trĩnh.
CNBC