MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Phạm phải 'cấm kỵ lớn' khi uống cà phê sáng, người đàn ông bị loét dạ dày

10-09-2024 - 14:46 PM | Sống

Uống cà phê sáng là thói quen hàng ngày của nhiều người nhưng bạn đừng để bản thân rơi vào tình huống như người đàn ông này.

Một người đàn ông ở độ tuổi 50 (Đài Loan, Trung Quốc) thường xuyên uống một tách cà phê đen vào mỗi buổi sáng, sau đó nuốt một viên vitamin B tổng hợp. Ông đã duy trì thói quen này trong 15 năm, nhưng chính vì thế mà căn bệnh loét dạ dày cũng bắt đầu xuất hiện và trở nên ngày càng nặng hơn.

Nguyên nhân là do ông đã nhịn ăn sáng, chuyên gia dinh dưỡng Zhang Yuxi (Đài Loan, Trung Quốc) lắc đầu khuyến cáo không nên uống vitamin B tổng hợp khi bụng đói và cũng không nên uống cà phê đen khi bụng đói. Điều này thực sự sẽ khiến dạ dày dễ bị tổn thương.

Phạm phải 'cấm kỵ lớn' khi uống cà phê sáng, người đàn ông bị loét dạ dày- Ảnh 1.

Ảnh minh họa

Nhà dinh dưỡng học Zhang Yuxi đã chỉ ra trong chương trình "The Doctor Is So Spicy" rằng vitmin nhóm B thường được khuyến khích "ăn sau bữa ăn" vì nhóm B hoạt động như một coenzym, ăn sau bữa ăn giúp tiêu hóa và hấp thu thức ăn. Đặc biệt, một số loại thuộc nhóm B có mùi nồng. Với những người có dạ dày nhạy cảm, nếu chọn ăn trước bữa ăn hoặc khi bụng đói sẽ dễ bị khó chịu như chướng bụng hoặc buồn nôn.

Tuy nhiên, điều quan trọng hơn là việc uống cà phê sáng khi bụng đói là điều cấm kỵ. Cà phê chứa nhiều chất kích thích như caffeine và các loại axit. Khi bạn không ăn sáng, các chất này sẽ trực tiếp tiếp xúc với niêm mạc dạ dày, gây kích ứng và tăng tiết axit dạ dày, có thể dẫn đến các triệu chứng như ợ nóng, đau dạ dày, buồn nôn và thậm chí là viêm loét dạ dày ở những người nhạy cảm.

Cà phê có tính lợi tiểu, sẽ làm tăng lượng nước tiểu và gây mất nước cho cơ thể. Do đó, việc uống cà phê sáng mà bỏ qua ăn sáng sẽ khiến cơ thể càng thêm mất nước, dẫn đến cảm giác mệt mỏi, chóng mặt và đau đầu.

Uống cà phê sáng khi bụng đói làm tăng 50% lượng đường trong máu

Nghiên cứu của Đại học Bath (Anh) chỉ ra rằng dù là thời điểm nào trong ngày, uống cà phê khi bụng đói đều gây rối loạn đường huyết. Đặc biệt, tác động này sẽ lớn và rõ ràng hơn nếu uống cà phê sáng khi đói. Tình trạng càng nghiêm trọng hơn nếu bạn trải qua một đêm khó ngủ, mất ngủ. Lúc này, uống cà phê khi bụng đói vào buổi sáng sẽ làm giảm 50% khả năng xử lý lượng đường trong máu. Duy trì lâu ngày có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường cùng một số bệnh liên quan tới rối loạn chuyển hóa khác.

Điều này là bởi vào buổi sáng, cơ thể bắt đầu tạo ra glucose dự trữ để chuẩn bị cho ngày mới, đồng thời tiết ra một số hormone làm giảm độ nhạy cảm với insulin. Sau một đêm ngủ dài, cơ thể cũng yếu hơn cộng thêm hoạt động của tuyến tụy tăng tiết hormone vào giai đoạn này. Tất cả những điều này là tăng lượng đường trong máu vào mỗi sáng khi đói dù bạn có bị tiểu đường hay không. Và nếu thứ đầu tiên cơ thể chúng ta tiếp xúc sau đêm ngủ dài là cà phê thì tác động của nó tới đường huyết sẽ càng nhanh và lớn hơn.

Đặc biệt, người ngủ không ngon giấc, mất ngủ thì sáng dậy càng khó kiểm soát đường huyết. Do giấc ngủ kém có thể làm tăng kháng insulin, khiến cơ thể khó sử dụng hormone này để đưa glucose từ máu vào tế bào, dẫn đến lượng đường trong máu cao.

Nguồn và ảnh: ETToday, Good Morning Health

Theo Mỹ Diệu

Phụ nữ mới

Trở lên trên