MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Phận làm SẾP ốm thì uống thuốc và gồng mình chiến đấu tiếp, là NHÂN VIÊN hãy đồng cảm hơn với sếp của bạn – đó cũng là cách "tích đức" cho chính mình

11-04-2019 - 11:50 AM | Sống

Người ta nghĩ: Làm sếp sướng thật, được ăn trên ngồi chốc, xe đưa người đón, gia đình tự hào, xã hội kính nể. Càng là "sếp bự" quyền lời bổng lộc càng lớn, ngồi vào chiếc "ghế nóng" ai mà chẳng mơ. Còn thực tế thì…

Nhiều sếp đánh đổi "cái bao tử" để lấy sự nghiệp

Đời không như là mơ, thành quả nào cũng có cái giá của nó, làm sếp có người phải đánh đổi rất nhiều, trong đó có sức khỏe. Ông chủ cà phê Trung Nguyên từng nói: Lúc tôi khởi nghiệp 6 tháng tôi làm bằng người ta làm 20 năm. Nhìn thế thôi chứ mệt lắm, mệt lắm!"

Làm sếp công ty nhất là công ty khởi nghiệp bạn phải quen với cường độ làm việc cực lớn, sức ép đến từ mọi phía: doanh thu, nguồn khách hàng, đối thủ cạnh tranh, mở rộng quan hệ, nhân sự văn hóa doanh nghiệp… Có những người hơn chục năm làm sếp nhưng vẫn lỡ hẹn với đỉnh vinh quang, thay vào đó họ nhận về nhiều trái đắng. Ai là người trong cuộc sẽ rất thấm điều này.

Bạn tôi nhiều người làm sếp, cũng nhiều người than, cuộc sống của họ bây giờ có thể nói là đánh đổi "cái bao tử" lấy sự nghiệp. Người ta nói: Phải nhậu mới dễ làm việc, lâu dần việc "ăn nhậu" trở thành một "tập quán" trong kinh doanh lúc nào cũng phải có cồn, có bia. Nhiều bạn tôi không ít lần phải nhập viện ngay sau rời bàn nhậu, mang vào người bệnh viêm loét dạ dày. Tôi nói: "Các cậu làm việc kiểu này thiếu cân bằng quá, sau này sức khỏe xuống cấp nghiêm trọng, hợp đồng không nhất thiết lúc nào cũng phải ký trên bàn nhậu". Bạn tôi trả lời: "Không thế thì không "bôi trơn" được, một hợp đồng có thể nuôi công ty cả 1 năm, nguồn sống của hàng chục nhân viên trông chờ vào đấy".

Phận làm SẾP ốm thì uống thuốc và gồng mình chiến đấu tiếp, là NHÂN VIÊN hãy đồng cảm hơn với sếp của bạn – đó cũng là cách tích đức cho chính mình - Ảnh 1.

Làm sếp ốm đến "xa xẩm mặt mày" cũng không dám nghỉ, dự án chậm một ngày là đốt một đống tiền

Trên đời nghề nào cũng có cái khổ riêng nhưng tôi chưa thấy nghề nào khổ như nghề làm sếp. Nhân viên hơi nhức đầu, sổ mũi là xin nghỉ ốm được liền, phận làm sếp ốm nhẹ xem như không ốm, ốm nặng thì chỉ có thể uống thuốc mà thôi, không thể đi khám vì lịch trình đã kín mít rồi.

Công việc đã vào guồng, đâm lao phải theo lao vì mục tiêu đã đặt ra và kế hoạch đã vạch sẵn, đứng mũi chịu sào cho cả công ty nên sức khỏe của sếp không phải là vấn đề của cá nhân nữa, mối quan tâm hàng đầu vẫn là tiến độ công việc, bạn không thể dừng một chút để lắng nghe cơ thể mình, sức khỏe của bạn đã bị chính bạn bỏ qua vì bạn nghĩ chẳng còn lựa chọn nào khác!

Cô bạn thân của tôi phàn nàn: "Chồng em là một doanh nhân thành đạt, anh ấy chẳng quan tâm đến điều gì khác ngoài kiếm tiền, vợ con cũng xao nhãng. Anh đi công tác suốt, thường thì cứ nửa tháng mới về một lần, lần nào về chồng ném cho em một cục tiền, chơi đùa với con một lát rồi lại xách túi ra đi. Anh biết không, muốn gia đình ăn được một bữa cơm đó là điều quá xa xỉ."

Đằng sau những than phiền đó, điều chị Thu lo lắng nhất vẫn là sức khỏe của chồng bởi anh luôn chịu áp lực công việc, ăn uống thất thường lại bị chứng viêm loét dạ dày liên tục tái phát.

Đừng nghĩ làm vợ sếp sướng như "chuột sa chĩnh gạo", ai ở trong chăn mới biết chăn có rận. Làm sếp và làm vợ sếp không sướng như bạn thường nghĩ đâu!

Phận làm SẾP ốm thì uống thuốc và gồng mình chiến đấu tiếp, là NHÂN VIÊN hãy đồng cảm hơn với sếp của bạn – đó cũng là cách tích đức cho chính mình - Ảnh 2.

Nếu bạn là nhân viên hãy đồng cảm hiểu hơn với sếp của bạn, đó cũng là một cách "tích đức"

Nhiều nhân viên vì không chịu nổi gã sếp khó chịu đã chửi thẳng vào mặt sếp: "Ông làm sếp tôi hơi lâu rồi đấy" rồi tuyên bố nghỉ việc. Thật thiếu bình tĩnh, chuyên nghiệp và ngu ngốc hết sức.

Tôi đọc đâu đó một nữ founder startup hoạt động trong lĩnh vực TMĐT cho hay: "Các bạn trẻ có thể hãy chủ động cải thiện mối quan hệ với sếp. Nên nhớ, sếp luôn phải chịu áp lực. Có thể họ không hề xấu, mà áp lực công việc khiến họ khó tính, khắc nghiệt hơn trong mắt nhân viên. Thay vì lúc nào cũng săm soi sếp, tại sao các bạn trẻ không đặt ra câu hỏi sếp hành xử như vậy là vì lý do gì?

Với kinh nghiệm của mình, tôi cho rằng, điều các bạn trẻ làm việc trong môi trường startup đang thiếu chính là sự đồng cảm.

Nếu bạn có thể đồng cảm với những khó khăn của người khác, họ cũng sẽ đồng cảm lại với bạn. Quan trọng là cách thể hiện ra thế nào thôi", nữ founder này khẳng định.

Chị cho biết, trước khi quyết định startup, chị cũng từng là người đi làm thuê cho một doanh nghiệp lớn. Từng có lúc, chị cảm thấy rất chán nản vì mối quan hệ giữa mình và sếp chẳng ra gì, không quan tâm, không hỗ trợ, không động lực làm việc… Tuy nhiên, một ngày kia chị được đồng nghiệp cũ bày cách thử đặt mình vào vị trí của sếp hiện tại.

"Lãnh đạo của tôi lúc đó là người rất khắt khe, chi li và tỉ mỉ tới từng chi tiết. Điều này khiến nhân viên cảm thấy bị áp lực, ngột ngạt. Thế nhưng tới khi thực sự hiểu được những gì anh ấy đang làm, tự nhiên mình cảm thấy thông cảm. Nếu mình chịu áp lực một thì áp lực của họ là mười, quá nhiều dự án chạy song song khiến họ khó thể hiện thái độ ân cần, chăm sóc như một nhân viên mới làm mong muốn", nữ founder nói.

Đồng cảm với sếp hơn, tôi nói vui là việc làm "tích đức" nhưng quả thật nếu chân thành và tinh tế nó sẽ giúp bạn thăng tiến rất nhanh trong sự nghiệp không chừng!

Theo Phạm Ngọc Anh

Trí thức trẻ

CÙNG CHUYÊN MỤC

XEM
Trở lên trên