Phát hiện báu vật vua Maya khiến kẻ trộm mộ lạc lối
Ở khu vực nguyên vẹn khó hiểu giữa kim tự tháp Maya bị kẻ trộm mộ xới tung, các nhà khảo cổ đã phát hiện một báu vật độc nhất vô nhị.
- 28-01-2024Nga xé thỏa thuận lịch sử, kéo tên lửa áp sát nước EU từ chối đàm phán với TT Putin: Căng thẳng đỉnh điểm
- 28-01-2024Nga đóng tàu phá băng hạt nhân lớn nhất và mạnh nhất trên thế giới
- 28-01-2024Những thành phố đáng sống nhất năm 2023
Theo Heritage Daily, báu vật bí ẩn thuộc về một vị vua Maya, ban đầu đã khiến các nhà khảo cổ bối rối bởi hiện ra dưới dạng những mảnh lắp ghép bằng ngọc bích.
Phát hiện khảo cố đặc biệt này đến từ khu Chochkitam, một thành đô Maya ít được biết đến ở Đông Bắc Peten, Guatemala.
Dựa vào các cổ tự được tìm thấy trong cụm di tích, các nhà khảo cổ xác định Chochkitam là một thành phố hoàng gia có dòng dõi bắt nguồn từ thời Tiền Cổ điển (khoảng năm 2000-1000 trước Công nguyên).
Được khai quật lần đầu vào năm 1909 nhưng cụm di tích này vẫn tiếp tục hé lộ nhiều bí ẩn mới.
Trong đó, một cuộc khảo sát bằng LiDAR - một phương tiện viễn thám laser - vào năm 2021 đã phát hiện ra một đường hầm mà những kẻ trộm mộ hàng thế kỷ đã đào vào cấu trúc trung tâm của một kim tự tháp hoàng gia.
Chúng đã lấy đi các báu vật, để lại một khu vực hoang tàng. Tuy nhiên, khi xem xét kỹ, các kẻ xâm nhập đã bỏ qua một khu vực cụ thể bên trong một căn phòng giữa kim tự tháp.
Khu vực "bất khả xâm phạm" trước kẻ trộm mộ này đã để lộ một hộp sọ người, một số mảnh rằng và xương, một quan tài đá và một số vật tùy táng hoặc đồ cúng bao gồm một cái nồi, vỏ hàu và nhiều mảnh ngọc bích kỳ lạ.
Các nhà khoa học đã mất vài năm để lắp ghép các mảnh ngọc bích và cho ra một chiếc mặt nạ rùng rợn, một báu vật chưa từng thấy trong các ngôi mộ cổ Maya.
Thú vị hơn, trong mộ người ta cũng tìm thấy một số mảnh xương có hình chạm khắc và chữ tượng hình, cho biết tên người được an táng là Itzam Kokaj Bahlam.
Trên một mảnh xương, có hình một vị vua đang cầm đầu của một vị thần Maya. Chiếc đầu đó mang chân dung y hệ chiếc mặt nạ ngọc bích!
"Mọi thứ gợi ý cho chúng tôi rằng đây là mộ của một vị vua Maya, một phần trong mạng lưới hoàng gia Maya trong phạm vi ảnh hưởng của Tikal và Teotihuacan" - GS Estrada-Belli từ Đại học Tulane (Mỹ), thành viên nhóm khảo cổ, nói với tờ National Geographic.
Tikal và Teotihuacan là những thành bang vĩ đại nhất của Trung Mỹ vào thời người Maya và các đế chế cùng thời thống trị khu vực này, với nền văn minh có ít nhiều tương đồng, hoạt động thương mại, ngoại giao phong phú.
Vẫn không hiểu vì sao khu vực chứa báu vật vô giá này bị bỏ qua trong các cuộc trộm mộ công phu và kéo dài ở Chochkitam, nhưng rõ ràng sự "lạc lối" của những kẻ trộm mộ đã để lại cho giới khoa học một phát hiện độc nhất vô nhị.
Người lao động