Phát hiện khoa học đáng suy ngẫm về việc trẻ được tiếp xúc với hai hay nhiều ngôn ngữ ngay từ khi mới sinh ra
Sau bài viết này, có thể các bậc phụ huynh có thể cân nhắc về vấn đề rèn luyện ngôn ngữ cho con em mình.
- 26-01-2021Người hạnh phúc thường chi tiêu theo 3 cách khôn ngoan, dù dư giả hay ít tiền vẫn có thể sống thảnh thơi giảm bớt áp lực
- 26-01-2021Làm sao để tặng quà sếp dịp Tết nhưng vẫn tránh được thị phi chốn công sở?
- 26-01-2021Choáng với mẫu đồng hồ giá hơn 10 tỷ đồng: Thiết kế siêu dị, vỏ case phủ sapphire trong suốt, đo thời gian chuẩn hơn, chống nước ở độ sâu 30 mét
Lớn lên trong một gia đình song ngữ có thể mang lại những lợi ích bất ngờ về nhận thức sau này trong cuộc sống - đặc biệt nếu được tiếp xúc với hai hoặc nhiều ngôn ngữ ngay từ khi mới sinh ra của trẻ.
Các chuyên gia Vương quốc Anh phát hiện ra rằng những người trưởng thành tiếp xúc sớm hơn với hai ngôn ngữ trong đời là những người đạt thành tích cao nhất trong các bài kiểm tra nhận thức. Những người học song ngữ từ khi còn là trẻ sơ sinh hoặc trẻ nhỏ - có lợi thế về nhận thức so với những người học ngôn ngữ thứ hai muộn hơn, cho thấy tiếp xúc với hai ngôn ngữ càng sớm thì càng tốt cho não bộ của chúng ta.
Trong các thí nghiệm, những người biết song ngữ sớm có khả năng chuyển sự chú ý và phát hiện những thay đổi về thị giác nhanh hơn so với những người trưởng thành học ngôn ngữ thứ hai sau này. Cả những người học song ngữ sớm và muộn đều tư duy tốt hơn so với những người trải qua cuộc sống đầu đời của họ ở những gia đình chỉ nói một ngôn ngữ.
Các phát hiện cho thấy cha mẹ có tiếng mẹ đẻ khác nhau có thể mang lại cho con cái họ lợi thế bằng cách nói chuyện với chúng bằng ngôn ngữ của họ ngay từ khi còn rất nhỏ.
Tác giả nghiên cứu, Tiến sĩ Dean D'Souza thuộc Đại học Anglia Ruskin cho biết: "Nghiên cứu này là một phần mở rộng thú vị của nghiên cứu trước đây của chúng tôi, cho rằng trẻ sơ sinh được nuôi dưỡng trong các gia đình song ngữ thích nghi với môi trường ngôn ngữ phức tạp hơn bằng cách điều tiết sự chú ý linh động và thường xuyên hơn".
Sự thích ứng này có thể giúp họ tận dụng nhiều nguồn thông tin hình ảnh, chẳng hạn như cử động miệng, nét mặt và cử chỉ tinh tế, cuối cùng giúp họ học nhiều ngôn ngữ. Những phát hiện từ nghiên cứu nói trên cho thấy rằng khả năng thích nghi điều tiết sự chú ý nhanh hơn, sẽ được duy trì ở tuổi trưởng thành.
Nghiên cứu được thực hiện trên 127 người trưởng thành, trong đó 92 người song ngữ và 35 người đơn ngữ.
Tiến sĩ D'Souza cho biết: "Chúng tôi phát hiện tác động sớm nhất là trong 12 tháng đầu đời". 92 người song ngữ được kiểm tra bằng bảng câu hỏi tự báo cáo, câu hỏi trải nghiệm ngôn ngữ và thành thạo (LEAP-Q). Điều này giúp đo lường "tuổi tiếp thu" mỗi ngôn ngữ mà cá nhân hiểu được.
Thí nghiệm đầu tiên đo khả năng tách sự chú ý khỏi một kích thích thị giác và chuyển nó sang một kích thích thị giác khác. Theo các tác giả nghiên cứu, những người học song ngữ sớm nhận thấy những thay đổi này nhanh hơn nhiều so với những người song ngữ muộn.
Thí nghiệm thứ hai liên quan đến việc những người tham gia phải kiểm tra hai kích thích thị giác, sau đó, họ phải kiểm tra hai kích thích thị giác khác trong khi kích thích ban đầu mờ dần.
Nhóm nghiên cứu phát hiện ra rằng những người nói song ngữ sớm kiểm soát sự chú ý của họ tốt hơn – đặc biệt, họ nhanh nhạy hơn trong việc tách rời sự chú ý khỏi một bức tranh để chuyển sự tập trung sang bức tranh khác.
Nhìn chung, nhóm nghiên cứu khám phá ra những đứa trẻ được nuôi dưỡng trong môi trường ngôn ngữ phức tạp hơn bằng cách tích cực tìm kiếm nhiều nguồn thông tin, chẳng hạn như cử động miệng, nét mặt hoặc cử chỉ tinh tế. Phát hiện đó là cơ sở chứng minh cho việc học song ngữ từ sớm mang lại lợi ích cho trẻ.
Các lợi ích khi học song ngữ được phát triển trong thời kỳ sơ sinh được ghi nhận là kéo dài đến tuổi trưởng thành, nhưng cũng không thể loại trừ khả năng chúng có thể "ít vai trò hơn trong các hoạt động hàng ngày của tuổi trưởng thành", Tiến sĩ D'Souza nói. Năm ngoái, ông và các đồng nghiệp đã phát hiện ra rằng trẻ sơ sinh được nuôi dưỡng trong các ngôi nhà song ngữ thích nghi với môi trường ngôn ngữ đa dạng và khó đoán hơn bằng cách chuyển sự chú ý trực quan của chúng nhanh hơn và thường xuyên hơn.
Kết quả của nghiên cứu năm 2020 này cho thấy trẻ sơ sinh song ngữ đang khám phá môi trường của chúng nhiều hơn và tất nhiên điều này sẽ có ích cho sự phát triển của chúng trong tương lai.
Nguồn: Dailymail