Philippines hi sinh phong tỏa khu vực có 60 triệu dân, đóng góp 70% GDP để ngăn chặn dịch bệnh
Chính phủ Philippines hôm qua cũng công bố gói kích thích tài khóa trị giá 27,1 tỷ peso (tương đương 527 triệu USD).
- 17-03-2020Tổng thống Trump cho biết dịch bệnh có thể kéo dài đến tháng 8, Phố Wall 'quay cuồng' trong hoảng loạn, Dow Jones 'sập' hơn 3.000 điểm
- 14-03-2020Dốc sức hỗ trợ thị trường để đẩy lùi rủi ro sụp đổ vì dịch bệnh, Trung Quốc đang tạo nên bong bóng tài chính khổng lồ?
- 10-03-2020Hàn Quốc: Một văn phòng nằm trong khu vực sầm uất trở thành ổ dịch virus corona lớn nhất Seoul, ít nhất 22 người nhiễm bệnh
Tổng thống Philippines Rodrigo Duterte vừa tuyên bố mở rộng phạm vi áp dụng lệnh phong tỏa ra bên ngoài khu vực thủ đô Manila. Theo đó toàn bộ đảo chính của Philippines sẽ bị phong tỏa – động thái dù đe dọa sẽ làm một trong những nền kinh tế tăng trưởng nhanh nhất châu Á chao đảo nhưng sẽ giúp ngăn chặn dịch bệnh lây lan.
Lệnh phong tỏa đảo Luzon – nơi có 60 triệu dân và chiếm tới 70% GDP Philippines – sẽ khiến hàng chục nghìn người lao động vốn phải chạy ăn từng bữa lâm vào cảnh cơ hàn. Vài giờ sau khi thông báo được đưa ra, thống đốc NHTW nước này cho biết các nhà hoạch định chính sách sẵn sàng hạ lãi suất 50 điểm cơ bản trong cuộc họp sẽ diễn ra vào thứ 5 tuần này.
Chính phủ Philippines hôm qua cũng công bố gói kích thích tài khóa trị giá 27,1 tỷ peso (tương đương 527 triệu USD). Số tiền này sẽ được dùng để tài trợ các dự án du lịch, trợ cấp cho người lao động bị ảnh hưởng và trang bị bộ kit thử cũng như các thiết bị y tế.
Theo Bộ trưởng Tài chính Carlos Dominguez, đây là gói kích thích ban đầu, dựa trên giả thiết là dịch bệnh sẽ sớm kết thúc sau giữa năm. Nếu những tác động của dịch bệnh trở nên rõ ràng hơn thì các biện pháp khác sẽ được xem xét với khu vực tư nhân.
Cho đến nay ở Philippines có 140 ca nhiễm và hơn một chục người tử vong. Lệnh phong tỏa đảo Luzon được áp dụng cho đến ngày 12/4, và người dân chỉ nên ra khỏi nhà để mua thực phẩm, thuốc men và những thứ cơ bản thiết yếu.
Ngoài ra Philippines cũng đã thông báo đóng cửa thị trường tài chính từ hôm nay, dự tính thị trường chứng khoán sẽ mở cửa trở lại vào thứ 5.
Tuy nhiên giới phân tích cho rằng gói kích thích tài khóa này khá nhỏ (chỉ tương đương 0,1%) do đó sẽ là không đủ để bù đắp thiệt hại, đặc biệt khi mà lệnh phong tỏa được áp dụng trên toàn đảo Luzon sẽ ảnh hưởng nặng nề đến tăng trưởng kinh tế. Khu vực này có vai trò quá lớn trong nền kinh tế và lệnh phong tỏa cũng có thể khiến người dân cảm thấy sợ hãi hơn.
Ông Duterte khuyến khích các doanh nghiệp trả trước khoản tiền thưởng cuối năm và các công ty lớn nên giúp đỡ các doanh nghiệp nhỏ. Nhưng theo Sergio Ortiz-Luiz, người đứng đầu Liên hiệp các chủ doanh nghiệp Philippines, chỉ có khoảng 30% các doanh nghiệp có thể ứng trước tiền thưởng cuối năm.
Diokno, người đã được xét nghiệm và vẫn đang chờ kết quả, lạc quan cho rằng trong trường hợp xấu nhất thì viurs corona có thể khiến tăng trưởng GDP năm 2020 của Philippines giảm 1%, nghĩa là tốc độ tăng trưởng vẫn là 6%.
"Philippines không thực sự là 1 phần của chuỗi cung ứng. Chúng tôi cũng không phải là nước xuất khẩu, du lịch không đóng góp phần lớn GDP. Vì thế chúng tôi là một trong những nước bị ảnh hưởng ít nhất bởi dịch bệnh", anh nói.
Thêm vào đó Philippines có tỷ lệ nợ/GDP rất thấp, chỉ vào khoảng 40% GDP và đang giảm xuống, anh bổ sung thêm.
Một số người khác lại có cái nhìn bi quan hơn. Theo Carlo Asuncion, chuyên gia kinh tế tại Union Bank of the Philippines, tăng trưởng GDP có thể giảm xuống còn 5% trong quý này và 5,4% trong cả năm.
Tất nhiên ở thời điểm hiện tại không thể đảm bảo chắc chắn dự báo nào là chính xác, bởi vì mọi thứ đều đang rất mơ hồ và thiếu chắc chắn.
- Mức độ ảnh hưởng của dịch Covid-19 đến từng phân khúc BĐS như thế nào?
- Dịch Covid-19 là cơ hội để mua bất động sản giá rẻ
- Đại diện CGV: "Đóng cửa rạp giống như sập nguồn hoàn toàn"
- 4 áp lực ập đến và đề xuất bất ngờ “cứu” thị trường BĐS thời dịch bệnh Covid-19
- Giám đốc Khối vận hành Golden Gate Group tiết lộ chiến lược thích nghi và việc giải quyết vấn đề lao động thời Covid-19