Phố đi bộ - Đặc sản của Sài Gòn
Một trong những cách thú vị để khám phá khi đi du lịch chính là tản bộ, hoà vào đám đông náo nhiệt hay ghé thăm những cửa hàng ven đường để thưởng thức ẩm thực, mua sắm… Bởi thế, phố đi bộ đang được chính quyền TP.HCM xác định là một “đặc sản” để thu hút khách du lịch.
Không phải cấm xe là thành phố đi bộ
Kể từ khi chuyển thành phố đi bộ, đường Nguyễn Huệ không chỉ trở thành điểm đến mới cho ngành du lịch, mà còn là điểm sinh hoạt cộng đồng, tạo nên cú hích mạnh cho hoạt động kinh doanh của các cơ sở mua sắm, ẩm thực ven đường cũng như các tuyến hẻm, tuyến phố kết nối với con đường này. Chính sự thay đổi này cũng kích thích, làm tăng trưởng giá trị BĐS của con đường này lên 1,5 – 2 lần.
Một con phố đi bộ khác mà TP đang triển khai là đường Bùi Viện. Dù phải đến cuối tháng 8/2017 thì phố đi bộ Bùi Viện mới khai trương nhưng kể từ khi chính thức xác định cải tạo con đường này thành phố đi bộ thì giá BĐS ở đây đã tăng cao. Cụ thể, theo thống kê của Gachvang thì trong 2 quý vừa qua, tỷ lệ tăng giá đất bình quân tại khu vực quanh đường Bùi Viện đạt mức 34,7%, cá biệt có những cung đường sầm uất tăng giá 50-130%.
Một chuyên gia đô thị cho biết tác động kích cầu kinh tế của phố đi bộ trong 1 đô thị lớn nhưng tại sao không làm hàng loạt? Đơn giản là vì không phải cứ cấm xe trên 1 tuyến đường là trở thành 1 phố đi bộ mà nó còn hội tụ nhiều yếu tố đặc biệt.
Ưu thế cảnh quan và quy hoạch
Theo thạc sĩ Cao Anh Tuấn, có 3 lý do xuất hiện phố đi bộ là sự bùng nổ đô thị khiến người dân có nhu cầu đi bộ thư giãn, nhu cầu phát triển thương mại - du lịch và phát huy các yếu tố đặc trưng của địa phương. Do đó, nơi được chọn làm phố đi bộ phải có yếu tố đặc trưng và ưu thế về cảnh quan kiến trúc đẹp, hấp dẫn, giàu tính văn hóa lịch sử… Chẳng hạn như phố Nguyễn Huệ (quận 1) có tòa nhà UBND TP và bến Bạch Đằng, phố Bùi Viện (quận 1) có công viên 23/9, phố Tôn Dật Tiên (Phú Mỹ Hưng) có hồ Bán Nguyệt, đảo Bảo Tồn và cầu Ánh Sao.
Trong đó, điều kiện tiên quyết để hình thành nên phố đi bộ là cảnh quan nên không phải con đường nào cũng có thể chuyển đổi thành phố đi bộ. Do đó, phải mất mấy năm tranh cãi TP.HCM mới chọn đường Nguyễn Huệ để chuyển thành phố đi bộ và phải đầu tư cả trăm tỷ đồng để cải tạo cảnh quan cho tuyến đường này.
Tuy nhiên, những phố đi bộ cải tạo lại như Nguyễn Huệ, Bùi Viện vẫn mắc phải 1 nhược điểm là khó bố trí đầy đủ tiện ích đi kèm cho phố đi bộ. Ví dụ như ở Nguyễn Huệ, chỗ gửi xe là 1 vấn đề nan giải khi chỗ gửi xe nơi đây chủ yếu gửi tạm ở tầng hầm các tòa nhà nơi chỉ đủ phục vụ cho người làm việc tại các tòa nhà, không đủ chỗ cho khách vãng lai.
Chỉ những phố đi bộ được quy hoạch bài bản ngay từ đầu mới đáp ứng hết các điều kiện, tiện ích cần có dành cho phố đi bộ. Chẳng hạn như công viên Hoa Anh Đào (Sakura Park) của khu phức hợp Phú Mỹ Hưng Midtown, sẽ hoàn thành giai đoạn 1 vào năm 2019 được chủ đầu tư quy hoạch ngay từ đầu cả khu vực đậu xe hơi để phục vụ du khách vãng lai đến tham quan, mua sắm.
Trong công viên hoa anh đào này có 2 tuyến phố đi bộ độc đáo. Thứ nhất là, đường tản bộ ven sông tận dụng ưu thế cảnh quan sông nước để du khách tận hưởng ý vị thanh tịnh khó có giữa lòng phố thị. Thứ 2 là, đường hoa Anh Đào với hàng cây hoa Singapore Sakura có sắc hoa đào rực rỡ, hứa hẹn sẽ là một cung đường thơ mộng nhất khu đô thị Phú Mỹ Hưng vào những mùa hoa nở rộ…
Sau hồ Bán Nguyệt, Sakura Park được kỳ vọng sẽ trở thành địa danh của khu Nam và cả TP.HCM. Kỳ vọng này thể hiện rất rõ ở những chỉ số quan tâm của giới đầu tư đối với các sản phẩm cửa hàng trong các tòa nhà của Phú Mỹ Hưng Midtown được bố trí chạy dọc Sakura Park. Bởi đặt tham chiếu với khu hồ Bán Nguyệt, hiệu suất hoạt động luôn trên 90% của các cửa hàng tại đây là niềm mơ ước của bất kì nhà đầu tư nào. Đáng nói, cửa hàng ở hồ Bán Nguyệt không được đưa ra thị trường nên Phú Mỹ Hưng Midtown là một số ít cơ hội để những ai quan tâm loại BĐS cửa hàng có thể sở hữu một sản phẩm sinh lợi đắt giá.
Vì vậy, mấy tuần gần đây, thông tin mà giới đầu tư BĐS quan tâm nhất là các sản phẩm cửa hàng của tòa nhà The Symphony - tòa nhà có vị trí trung tâm khu phức hợp Phú Mỹ Hưng Midtown, kết nối trực tiếp với quảng trường nước Sakura Plaza – “trái tim” của Sakura Park sẽ được mở bán vào giữa tháng 8 này. Đặc biệt, tòa nhà The Symphony có 2 khối nhà và giữa 2 khối nhà lại có thêm một trục đường mua sắm sầm uất, cộng với 2 phố đi bộ đặc sắc trong Sakura Park chắc chắn sẽ mang lại một lượng khách dồi dào cho những cửa hàng tại tầng trệt của tòa nhà này.
Cửa hàng The Symphony có diện tích từ 68-200m2, được thiết kế 2 tầng, nên sẽ linh hoạt các loại hình kinh doanh cũng như mở ra cơ hội đầu tư cho nhiều đối tượng. Chủ đầu tư cho biết, khách có thể vay 80% để mua cửa hàng với lãi suất 0% và được ân hạn nợ gốc cho đến khi nhận bàn giao vào tháng 9/2019.