Phó Thủ tướng nói gì về thông tin thủ tục hành chính là 'cỗ xe ì ạch'?
Theo đại biểu Quốc hội đoàn Quảng Bình, dư luận cho rằng chưa nhìn thấy cải cách quan trọng nhất là gì, thủ tục hành chính vẫn là “cỗ xe ì ạch”, cản trở phát triển. Trả lời vấn đề này, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà nhấn mạnh Chính phủ đã có nhiều chính sách giảm thủ tục hành chính, lớn nhất là kiện toàn cơ quan quản lý, giảm được phần lớn các tổng cục.
- 10-05-2024Vĩnh Phúc trình Chính phủ đề án sắp xếp 28 đơn vị hành chính
- 30-04-2024Khu vực trung tâm của trung tâm tỉnh sắp lên thành phố: Có khu hành chính độc đáo bậc nhất Việt Nam; Vingroup, Vietcombank phô diễn vị thế
- 22-04-2024Loại bỏ 'cơ chế xin - cho' trong nền hành chính ngành Tài nguyên và Môi trường
Thủ tục hành chính vẫn là “cỗ xe ì ạch”
Sáng 6/6, đặt câu hỏi chất vấn Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà , đại biểu Trần Quang Minh (đoàn Quảng Bình) nêu: Từ ngày đầu nhiệm kỳ, Thủ tướng đã xác định cải cách thể chế để tạo động lực phát triển.
Nhưng theo ông Minh, dư luận cho rằng, chưa nhìn thấy cải cách quan trọng nhất là gì, thủ tục hành chính vẫn là “cỗ xe ì ạch” , làm cản trở phát triển. Từ đó, ông Minh đề nghị Phó Thủ tướng cho biết các điểm nhấn và ưu tiên cải cách thể chế trong thời gian tới?
Trả lời câu hỏi này, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà nhấn mạnh, trong nhiệm kỳ này, Chính phủ đã có nhiều chính sách giảm thủ tục hành chính, lớn nhất là kiện toàn cơ quan quản lý, giảm được phần lớn các tổng cục.
“Giảm bao nhiêu cơ quan trung gian là giảm bấy nhiêu thủ tục hành chính”, ông Hà nói và cho biết Chính phủ đã họp trực tuyến, giải quyết thủ tục trực tuyến, đề ra mục tiêu giải quyết thủ tục trực tuyến trên cấp độ 4. Qua đó, Nhà nước đã cung cấp dịch vụ công trực tuyến, cải cách bộ máy, con người. Thủ tướng đã yêu cầu cắt giảm tuyệt đối các thủ tục, hướng tới nhiều bộ thủ tục trong một dự án hiện nay sẽ được tích hợp trong một bộ thủ tục.
Đường dây 500 kV sắp hoàn thành
Nêu chất vấn, đại biểu Trần Nhật Minh (đoàn Nghệ An) cho biết, thời gian gần đây, có nhiều nhà đầu tư nước ngoài đến tìm hiểu cơ hội đầu tư ở Việt Nam, trong đó có những dự án công nghệ cao, sản xuất chip bán dẫn.
Tuy nhiên, một trong những vấn đề các nhà đầu tư lo ngại là việc đảm bảo cung ứng điện, đặc biệt cung ứng điện qua cơ chế mua bán điện tái tạo trực tiếp.
Đại biểu đoàn Nghệ An đề nghị Phó Thủ tướng cho biết thực trạng cung ứng điện phục vụ sản xuất, nhất là phục vụ các dự án tiềm năng. "Việc cung ứng điện ảnh hưởng thế nào đến cơ hội thu hút đầu tư nước ngoài trong thời gian vừa qua và giải pháp trong thời gian tới", đại biểu nêu câu hỏi?
Trả lời, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà cho biết, trong năm 2023, nước ta có giai đoạn thiếu điện cục bộ ở một số địa phương miền Bắc, gây ảnh hưởng sản xuất. Trong bối cảnh đó, Thủ tướng đã chỉ đạo quyết liệt triển khai các công trình dự án điện và tháo gỡ vướng mắc về chính sách đầu tư, giải quyết khâu phân phối điện qua xây dựng đường dây 500 kV mạch 3 với thời gian “thần tốc”.
Theo ông Hà, dự kiến đến cuối tháng 6, đường dây này sẽ hoàn thành, giải quyết điều tiết điện ở các vùng miền.
Ngoài ra, Chính phủ cũng đa dạng hóa nguồn điện, cạnh tranh điện thông qua xây dựng nghị định mua bán điện; đồng thời khuyến khích phát triển điện mặt trời mái nhà để phục vụ tiêu dùng. "Nhà nước đảm bảo cung cấp đủ nguồn điện và doanh nghiệp cần chủ động đảm bảo an ninh năng lượng", ông Hà nhấn mạnh.
Tiền phong