MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Phó Thủ tướng Trương Hoà Bình: Chỉ có 1/13 chỉ tiêu Quốc hội đặt ra không đạt được trong năm 2017

Đa số các chỉ tiêu Quốc hội đặt ra Việt Nam đã đạt được. Trong đó, tốc độ tăng trưởng GDP đạt 6,81%, kim ngạch xuất khẩu tăng 21,2% và xuất siêu 2,9 tỷ USD là những điểm đáng chú ý của kinh tế năm 2017, vượt xa chỉ tiêu ban đầu.

Sáng nay, 21/5, Quốc hội đã có phiên họp đầu tiên của kỳ họp thứ 5, khoá XIV. Phó Thủ tướng Trương Hoà Bình đã thay mặt Chính phủ báo cáo đánh giá bổ sung kết quả phát triển kinh tế - xã hội năm 2017, tình hình những tháng đầu năm 2018 và nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm thời gian tới.

Nghị trường kỳ họp thứ 4, khoá XIV, Chính phủ đã báo cáo tình hình kinh tế - xã hội 9 tháng và ước đạt thực hiện năm 2017. Tính đến nay, cơ bản các kết quả là phù hợp, theo Phó Thủ tướng Trương Hoà Bình. Trong đó, ông nhấn mạnh 7/13 chỉ tiêu đã đạt kết quả vượt kế hoạch.

Đáng chú ý là tốc độ tăng trưởng GDP đạt 6,81%, (đã báo cáo 6,7%), kim ngạch xuất khẩu tăng 21,2% (đã báo cáo 14,4%) và xuất siêu 2,9 tỷ USD (đã báo cáo nhập siêu 1,5% tổng kim ngạch nhập khẩu).

Chỉ tiêu không đạt trong năm 2017 là Giảm tỷ suất tiêu hao năng lượng trên một đơn vị GDP. Mục tiêu Chính phủ đề ra là 1,5%, tuy nhiên, khi tính toán lại, chỉ đạt 0,5%. 

TT

Chỉ tiêu

Đơn vị

KH 2017 Quốc hội thông qua

Thực hiện cả năm 2017

Đánh giá lại

Số đã báo cáo Quốc hội Kỳ 4 Khóa XIV

Số thực hiện đánh giá lại

Tốc độ tăng tổng sản phẩm trong nước (GDP)

%

6,7

6,7

6,81

Vượt

Tốc độ tăng tổng kim ngạch xuất khẩu

%

6 - 7

14,4

21,2

Vượt

Tỷ lệ nhập siêu so với tổng kim ngạch xuất khẩu

%

3,5

1,5

Xuất siêu

1,4

Vượt

Tổng vốn đầu tư phát triển toàn xã hội so với GDP

%

31,5

33,42

33,3

Vượt

Tốc độ tăng giá tiêu dùng (CPI) bình quân

%

Khoảng 4

Khoảng 4

3,53

Vượt

Giảm tỷ suất tiêu hao năng lượng trên một đơn vị GDP

%

1,5

1,5

0,5

Không Đạt

Giảm tỷ lệ hộ nghèo theo chuẩn nghèo đa chiều

%

1,3 - 1,5

1-1,5

1,51

Vượt

Riêng các huyện nghèo giảm

%

4

4

5

Vượt

Tỷ lệ thất nghiệp trong độ tuổi lao động ở khu vực thành thị

%

<4

<4

3,18

Đạt

Tỷ lệ lao động qua đào tạo trong tổng số lao động đang làm việc trong nền kinh tế

%

55-57

56

56

Đạt

Trong đó: Tỷ lệ lao động qua đào tạo từ 3 tháng trở lên có văn bằng, chứng chỉ công nhận kết quả đào tạo

%

22,5

22,5

22,5

Đạt

Số giường bệnh trên 1 vạn dân (không tính giường trạm y tế xã)

Giường bệnh

25,5

25,7

25,7

Vượt

Tỷ lệ dân số tham gia bảo hiểm y tế

%

82,2

83

86,4

Vượt

Tỷ lệ khu công nghiệp, khu chế xuất đang hoạt động có hệ thống xử lý nước thải tập trung đạt tiêu chuẩn môi trường

%

87

87

87

Đạt

Tỷ lệ che phủ rừng

%

41,45

41,45

41,45

Đạt


Đối với năm 2018, Chính phủ, Thủ tướng tiếp tục chỉ đạo thực hiện các nhiệm vụ với trọng tâm tiếp tục ổn định kinh tế vĩ mô, tạo chuyển biến rõ nét, thực chất trong thực hiện các đột phá chiến lược, cơ cấu lại nền kinh tế gắn với đổi mới mô hình tăng trưởng, nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả và sức cạnh tranh.

Bên cạnh đó, Chính phủ khuyến khích đổi mới sáng tạo, khởi nghiệp, phát triển doanh nghiệp, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế; quyết liệt cải cách hành chính, tăng cường kỷ luật, kỷ cương, nâng cao hiệu lực, hiệu quả thực thi pháp luật và sự lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành ở tất cả các ngành, các cấp; đẩy mạnh phòng chống tham nhũng, lãng phí….

Phó Thủ tướng nhấn mạnh phương châm của Chính phủ là "Kỷ cương, liêm chính, hành động, sáng tạo, hiệu quả". Theo đó, các bộ, ngành, địa phương đã sớm ban hành các chương trình, kế hoạch hành động, xây dựng kịch bản tăng trưởng theo quý đối với từng ngành, lĩnh vực và thường xuyên kiểm tra, đánh giá thực hiện. Song song với đó, Chính phủ tập trung rà soát, hoàn thiện thể chế, đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính, đổi mới, tìm các lĩnh vực còn dư địa để có giải pháp thúc đẩy phát triển.

Ngoài ra, Chính phủ còn tổ chức các Hội nghị toàn quốc về: phòng chống thiên tai, thúc đẩy tăng trưởng, xuất khẩu, logistics, tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong đầu tư xây dựng.

Nhiều địa phương đã tổ chức các diễn đàn xúc tiến thương mại, đầu tư, du lịch; thường xuyên đối thoại, lắng nghe, giải quyết kiến nghị của người dân, doanh nghiệp; tăng cường kiểm tra, đôn đốc việc triển khai thực hiện cơ chế, chính sách, pháp luật.  

N.Dương

Trí Thức Trẻ

Trở lên trên