Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ: Tôi mong muốn nâng cao năng lực kiểm toán không phải vì từng 10 năm làm ở đây!
Là một trong những người đầu tiên bắt tay xây dựng luật Kiểm toán Nhà nước năm 2015, Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ nhấn mạnh sự cần thiết phải sửa đổi luật này cho phù hợp với những thay đổi.
- 23-05-2019Bỏ quy định cấm bán rượu, bia trên internet làm "nóng" nghị trường Quốc hội
- 22-05-2019Đại biểu Quốc hội lo ngân sách có tiền mà... xài không được
- 22-05-2019Bên lề Quốc hội: Nên tịch thu bằng lái từ 3- 5 năm với người vi phạm uống rượu, bia lái xe
- 22-05-2019Đại biểu Quốc hội: Lái xe uống rượu bia gây tai nạn chết người là tội giết người
- 19-01-2018Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ: Trong cách mạng 4.0, tương lai không nằm trên đường kéo dài của quá khứ, các nước đang phát triển có thể đi nhanh hơn các nước phát triển
Những chia sẻ của người đầu tiên bắt tay xây dựng luật Kiểm toán 2015
Trình bày quan điểm về Dự án sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Kiểm toán Nhà nước, Phó Thủ tướng Chính Phủ Vương Đình Huệ nhấn mạnh kiểm toán tài sản công và tài chính công là công cụ hết sức quan trọng. Từ khi được thành lập tới nay, trải qua nhiều giai đoạn phát triển, chức năng, nhiệm vụ, địa vị pháp lý của Kiểm toán đã được Hiến định.
"Chúng ta cũng đã có luật về kiểm toán và phát huy rất tích cực trong việc đẩy mạnh phòng chống tham nhũng, thực hành tiết kiệm chống lãng phí, tăng cường trách nhiệm giải trình của Chính phủ trong việc sử dụng tài chính công và ngân sách", Phó Thủ tướng chia sẻ đồng thời nhấn mạnh việc thường xuyên nâng cao năng lực hoạt động hiệu quả của đơn vị này là cần thiết, là việc phải làm. Không chỉ bản thân ngành kiểm toán nỗ lực mà các cơ quan khác trong hệ thống chính trị cũng có trách nhiệm này.
Tuy nhiên, sau khi nghe báo cáo thẩm tra của Ủy ban Tài chính Ngân sách Quốc hội và ý kiến của các đại biểu, Phó Thủ tướng nhận thấy có lẽ cần cân nhắc thêm về việc sửa đổi Luật Kiểm toán. Phó Thủ tướng cũng nêu ra hai phương án mà ông "sẵn sàng ủng hộ" dù hai phương án này đi theo những hướng hoàn toàn khác nhau.
Phương án thứ nhất, trên cơ sở tờ trình và báo cáo thẩm định, Phó Thủ tướng cho rằng cần rà soát lại với phạm vi sửa đổi đã nêu sao cho nó chuẩn xác. Thực tế, phạm vi sửa đổi không nhiều nhưng ý kiến của các đại biểu còn khác nhau rất lớn. Ngay cả cơ quan thẩm định cũng có rất nhiều ý kiến.
"Nếu chúng ta tiếp tục trình Quốc hội xem xét thông qua, ban soạn thảo cũng như cơ quan thẩm định phải tiếp thu ý kiến để chuẩn xác lại cho đúng chức năng nhiệm vụ của kiểm toán cũng như tương thích với các luật khác", ông Huệ nhấn mạnh.
Với phương án thứ hai, Luật Kiểm toán mới đi vào thực tế được 3 năm nên có lẽ cần thêm thời gian để theo dõi, đánh giá và có nhận định cho đầy đủ hơn.
"Cái gọn nhất mà Kiểm toán làm được trong 3 năm qua chính là kiểm toán khu vực. Chúng ta không tiến hành kiểm toán theo tỉnh giúp tiết kiệm chi phí. Đây cũng là mô hình mà thế giới đi theo trừ Trung Quốc. Một tỉnh của Trung Quốc quá to nên nước này tiến hành kiểm toán theo tỉnh. Ban soạn thảo và cơ quan thẩm định không đặt vấn đề sửa đổi cơ cấu bộ máy tổ chức", ông Huệ chia sẻ.
Là một trong những người đầu được giao nhiệm vụ trưởng ban soạn thảo Luật Kiểm toán mà Quốc hội thông qua năm 2015, Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ, cựu Tổng Kiểm toán Nhà nước, nêu bật những quy định liên quan giữa kiểm toán với các ngân sách địa phương chưa tương xứng. Có vẻ nó hơi nghiêng về kiểm toán phục vụ cho Quốc hội nhiều hơn.
"Ở địa phương, nhất là cấp tỉnh, kiểm toán trưởng khu vực có quyền trình báo cáo kiểm toán ngân sách tỉnh ở phiên họp của Hội đồng Nhân dân hay không? Hội đồng Nhân dân sử dụng báo cáo kiểm toán đó để phê duyệt quyết toán của địa phương như thế nào? Nó nghiêng về quốc hội và Trung ương nhiều hơn", ông Huệ nói.
Bản thân ông, ngay từ khi soạn thảo, đã nhận thấy điều ấy. Tuy nhiên, khi đó luật mới ra nên tạm để như vậy. Bây giờ, tổ chức ổn định rồi thì Luật kiểm toán cần gia cố thêm mối quan hệ giữa kiểm toán trung ương và kiểm toán khu vực với lập, chấp hành quyết toán ngân sách địa phương.
"Đó là cơ chế để giám sát và kiểm soát quyền lực, không chỉ ở Trung ương mà là ở địa phương. Nó cũng là cái cần nhất cho lần bổ sung hiện nay. Tuy nhiên, trong lần đánh giá này, các đồng chí chưa đi sâu đề cập đến nó. Nếu kịp, chuẩn bị, bổ sung thêm nội dung này vào Dự án luật sửa đổi. Nếu không kịp có lẽ giãn lại một vài năm để đánh giá cho thấu đáo rồi sửa một thể", Phó Thủ tướng nhấn mạnh.
Quan điểm của Phó Thủ tướng về những điểm sửa đổi
Theo Luật Kiểm toán Nhà nước hiện hành, 12 đối tượng bị kiểm toán đã rất rõ. Nếu đưa thêm 3 loại thì đó chỉ là những đơn vị có liên quan, bên thứ 3, chứ không phải đơn vị kiểm toán. Lấy ví dụ về Tập đoàn Dầu khí Quốc gia với toàn hợp đồng thăm dò, khai thác nước ngoài thì việc kiểm toán phải tiến hành ra sao và được quy định như thế nào.
"Trừ trường hợp nào đó kiểm toán ở Tập đoàn Dầu khi Quốc gia Việt Nam nhưng có nội dung liên quan về thuế hay tài sản thì mới có thể tiến hành kiểm toán. Với trách nhiệm bên thứ 3, Luật Kiểm toán hiện hành vẫn yêu cầu phải cung cấp thông tin", ông Huệ nói.
Nội dung cho phép truy nhập hệ thống Công nghệ Thông tin của đơn vị Kiểm toán cũng được Phó Thủ tướng đề cập đồng thời cho rằng cần quy định rõ ràng hơn bởi kiểm toán, vốn không được truy cập vô hạn vào thông tin doanh nghiệp. Chỉ những người được phân công mới có thể tiếp cận thông tin trong phạm vi được kiểm toán.
Vấn đề chồng chéo giữa Kiểm toán Nhà nước và Thanh tra Chính phủ, nếu đưa vào 1 luật chuyên ngành nào đó thì phải sửa nhiều luật. Trên thực tế, Kiểm toán và Thanh tra có cơ chế phối hợp. Các bên rà soát, xắp xếp và xử lý được.
"Tóm lại, tôi đề suất và ủng hộ hai phương án. Đề nghị rà soát kỹ lại, nếu kịp thì sửa đổi, bổ sung. Nếu không thấy chưa thật cấp bách, có thể đánh giá thêm. Tôi mong muốn ngày càng nâng cao năn g lực, hiệu lực, hiệu quả của Kiểm toán. Tôi nói vậy không phải vì tôi từng làm ở kiểm toán nhà nước 10 năm mà đấy là thực tế cuộc sống chứng minh công cụ này rất quan trọng và cần thiết", Phó Thủ tướng chia sẻ.