MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Phỏng vấn: "Bạn sẽ cứu ai: Bà cụ già yếu - Bác sĩ - Cô gái mình yêu?", chàng trai chọn 1 đáp án được ngợi khen nức nở, trúng ngay job lớn

10-02-2021 - 22:01 PM | Sống

Phỏng vấn: "Bạn sẽ cứu ai: Bà cụ già yếu - Bác sĩ - Cô gái mình yêu?", chàng trai chọn 1 đáp án được ngợi khen nức nở, trúng ngay job lớn

Đáp án của chàng trai nằm ngoài sức tưởng tượng của nhà tuyển dụng lẫn các ứng viên khác.

Ngày nay, câu hỏi phỏng vấn không chỉ đơn thuần hỏi về thông tin cá nhân, nhà tuyển dụng có xu hướng đưa ra câu hỏi tình huống bất ngờ để kiểm tra khả năng phản ứng và xử lý tại chỗ của ứng viên.

Với những ứng viên ít kinh nghiệm, đây lại càng là cơ hội tuyệt vời để lấy óc sáng tạo, tư duy mới mẻ và nhiệt huyết của bản thân làm lợi thế. Đây cũng là ưu thế để cạnh tranh cùng các đối thủ dạy dạn kỹ năng khác trên thị trường.

Giống như câu hỏi được đưa ra trong một đợt tuyển dụng tại Trung Quốc trong thời gian gần đây, doanh nghiệp đã yêu cầu ứng viên trả lời 1 tình huống sau:

"Bạn đang lái xe hơi đi trong một đêm bão tố cấp 12. Xe bạn đang chạy qua một quãng đường vắng và bạn phát hiện có 3 người đứng bên ven đường vẫy tay xin đi nhờ xe. Họ gồm một bà cụ đang bị bệnh nặng, một bác sĩ giỏi dư sức cứu tính mạng nếu bạn mắc bệnh hiểm nghèo, và người thứ 3 là cô gái bạn yêu.

Họ mong bạn cứu giúp họ, bạn rất muốn giúp nhưng rất tiế xe bạn chỉ có thể chở thêm 1 người. Bạn sẽ chọn chở người nào?".

Phỏng vấn: Bạn sẽ cứu ai: Bà cụ già yếu - Bác sĩ - Cô gái mình yêu?, chàng trai chọn 1 đáp án được ngợi khen nức nở, trúng ngay job lớn - Ảnh 1.

Ảnh minh họa

Ban đầu khi câu hỏi xuất hiện, ai cũng tưởng đây là trò đùa của vị quản lý nhân sự. Nhưng vị HR đó không hề tỏ ra đùa cợt. Đây là bài kiểm tra cuối cùng để tìm ra được ứng viên xứng đáng duy nhất.

Thời gian dần trôi qua, một thanh niên chọn cứu bà cụ bởi: "Tôi sẽ đưa bà cụ lên xe bởi bà có sức khỏe yếu nhất". Tuy nhiên, vị HR liền hỏi ngược lại đây là con đường vắng, biết bao giờ mới có thể đến được nơi an toàn? Với một người không biết gì về y học liệu có thể cứu sống bà cụ được không?

Một người khác thì lại phân tích: "Đứng trên góc độ thiệt hơn tôi sẽ chọn ông bác sĩ. Bạn cứu ông ta, rồi ông ta sẽ cứu lại bạn - một hành động thiết thực có tính chất đầu tư cho tương lai. Việc chờ bà cụ suy cho cùng cũng chỉ là để lương tâm của bạn khỏi bị cắn rứt".

Nhưng nhà tuyển dụng liền lắc đầu trước quyết định có phần ích kỉ và chỉ xem trọng lợi ích bản thân của chàng thanh niên này.

Người thứ 3, sau khi suy nghĩ hồi lâu thì đã dùng phương án loại trừ - chọn cứu cô gái mình yêu: "Bà lão đã già, bác sĩ giỏi trong thiên hạ cũng không phải là hiếm. Cô gái bạn yêu là người trẻ, còn cả tương lai phía trước. Trong cuộc đời, cơ hội gặp được người bạn đời như ý hầu như là duy nhất. Bỏ qua cơ hội cứu người yêu thì phần đời còn lại của bạn chắc gì đã trôi qua trong hạnh phúc".

Tuy nhiên đây vẫn chưa phải là đáp án mà nhà tuyển dụng mong muốn.

Tiến đến chàng thanh niên cuối cùng, anh ta rất băn khoăn bởi các đáp án trước đều không làm hài phòng phía tuyển dụng. Đắn đo suy nghĩ một hồi, anh chọn cách giải quyết hoàn toàn khác biệt:

"Tôi sẽ đưa chìa khóa cho bác sĩ. Ông ta sẽ chở bà cụ tới bệnh viện, hoặc nếu cần là cấp cứu luôn trên xe. Còn tôi sẽ cùng bạn gái đi đến nơi an toàn, dẫu sao chúng tôi còn trẻ thì cũng chưa phải là người nguy hiểm nhất".

Sau khi nghe câu trả lời này, nhà tuyển dụng cũng gật đầu tỏ ỷ hài lòng. Khi thay đổi khía cạnh tư duy, vấn đề sẽ trở nên đơn giản hơn. Anh chàng đã không quá bám chặt vào dữ kiện "tôi phải đi 1 trong 3 người" mà liền thay đổi tình thế để tạo ra giải pháp phù hợp nhất.

Trong kinh doanh luôn cần những đầu óc sáng tạo như vậy. Không bao giờ chuyện buôn bán diễn ra theo chiều từ A đến Z, mà luôn biến đổi không ngừng. Đôi khi nhân viên cần phải biết đặt ngược lại tình huống, lắng nghe nhu cầu thực tế để xoay chuyển cách bán hàng cho phù hợp.

Thông qua việc để bác sĩ và bà cụ lên trước, còn bản thân lại đi trong nguy hiểm cũng cho thấy sự nhân đạo trong cách hành xử của ứng viên. Ai cũng muốn đặt lợi ích bản thân lên hàng đầu. Điều này đôi lúc trong kinh doanh có thể phản tác dụng khiến nhu cầu của khách hàng không được chú ý.

Qua câu trả lời của nam sinh cuối, có thể thấy tác dụng của việc sở hữu EQ cao. Người có EQ cao sẽ dễ thích nghi, luôn tìm được sự hòa hợp trong một tập thể, dễ dàng nhận được sự hợp tác hơn từ mọi người.

Nguồn: Sohu


Theo Vân Trang

Doanh nghiệp và tiếp thị

Trở lên trên