Phú bà bị phốt dùng "túi Hermès fake" từng có chia sẻ gây sốc về trường quốc tế: Vì quá tin mà con thành HƯ?
Cô đã đầu tư cho con vào trường quốc tế với học phí cao ngất ngưởng nhưng khi đi học lại vô cùng sợ sệt và như biến thành một người khác.
- 06-05-2024Sếp mời đi ăn buffet nhưng lại bỏ về trước, tôi chủ động thanh toán hoá đơn hơn 5 triệu đồng: 1 ngày sau nhận được tin nhắn mà ấm lòng
- 05-05-2024Không phải chạy bộ, cụ ông sống thọ 100 tuổi nhờ 3 bí quyết đơn giản, ai cũng có thể áp dụng tại nhà
- 02-05-2024Cụ bà U70 nhưng có vóc dáng săn chắc, gợi cảm như thiếu nữ 20: Tất cả chỉ gói gọn trong 1 thói quen duy trì suốt 8 năm
Gần đây, Như Lan, một nhà sáng tạo nội dung chuyên "đập hộp" hàng hiệu trên nền tảng TikTok, bị "bóc phốt" dùng hàng fake. Cụ thể, một người dùng khác tên Lucy lên tiếng tố Như Lan sử dụng chiếc Hermès Birkin Faubourg (còn được gọi là Hermès ô cửa sổ) giả. Ngay sau đó, chủ nhân của món đồ đăng tải clip phản bác, đồng thời cho biết đã chi trả 5 tỷ đồng cho mẫu túi này, sẵn sàng gặp gỡ người "bóc phốt" mình để đối chất.
Sự việc này thu hút sự chú ý của cộng đồng mạng. Số lượng lớn người dùng đồ hiệu tham gia vào cuộc tranh luận, "chọn phe" bênh vực.
Được biết, ngoài vị trí là một CEO thì Nguyễn Như Lan cũng là một người mẹ của 3 con. Nữ doanh nhân từng có video chia sẻ trải nghiệm "con hư" sau khi học trường quốc tế thu hút sự chú ý.
Vì quá tin tưởng vào "trường quốc tế" mà vô tình biến con thành đứa trẻ "hư"?
Trong clip, nữ CEO cho biết lúc con mình còn học mầm non, cô đã đầu tư cho con vào trường quốc tế với học phí cao ngất ngưởng nhưng khi đi học lại vô cùng sợ sệt và như biến thành một người khác.
Như Lan kể, lúc 16 tháng tuổi, con gái cô đã có thể nói tiếng Việt rất rành rọt, hầu như bé diễn đạt được hết những mong muốn, suy nghĩ, câu hỏi của bé nên bà mẹ quyết định cho con đi học. Sợ con bị bạo lực học đường, cô đã chọn 1 ngôi trường có tiếng, có 3 - 4 chi nhánh ở TP.HCM, học từ 9h sáng đến 3h chiều. Cô quyết định đăng ký cho con hệ tiếng Anh hoàn toàn, học phí 20 triệu đồng/tháng vì con đã sõi tiếng Việt, bà nội cũng là giáo viên tiếng Việt nên có thể hỗ trợ bé.
"Ngày nào tôi cũng đón bé, dù có bận. Khi đến đón, các cô lúc nào cũng "bye bye, i love you, see you again" rồi ôm hôn bé. Tôi thấy có chỗ hơi kỳ: Thứ nhất, tiếng Anh các cô không được chuẩn, thứ hai việc ôm hôn bé không được "nice".
Thế là tôi để ý có một lần: Bé nhà tôi, tôi dặn các cô là bé đã bỏ tã hoàn toàn rồi, mong là ở lớp các cô sẽ bỏ tã cho bé luôn. Nhưng cái hôm lên diễn tập phòng cháy chữa cháy thì tôi thấy bé mặc tã. Hôm đó, tôi lên đón về thì tôi lại thấy bé không mặc tã nữa. Lúc đó tôi biết trường này sẽ mặc tã cho bé trong giờ để đỡ dắt bé đi vệ sinh, sau đó bỏ tã ra để theo ý của ba mẹ.
Có lần đến sinh nhật của bé, tôi mới được mời vào lớp để dự. Tôi mới thấy là khuôn mặt của các bé trong lớp rất sợ sệt và buồn. Và tôi nhìn con tôi trong lớp, nó không giống khuôn mặt khi tôi chơi với nó ở nhà. Nếu mà đến trường thực sự chơi vui như lúc các cô trả về sao mặt bé nào cũng như là không có sức sống như vậy", bà mẹ kể.
Một tình huống đỉnh điểm khiến CEO này chuyển trường cho con là: Con của cô vốn đã biết gọi người lớn đi vệ sinh khi có nhu cầu. Tuy nhiên sau một thời gian học ở trường, bé xuống công viên công cộng lại đại tiện ngay tại chỗ nhưng không hề biết và không báo cho ba mẹ. Khi nghe mẹ hỏi, bé tỏ ra rất xấu hổ. Bà mẹ này ngạc nhiên: Tại sao con mình ngày xưa tự tin, khác lắm mà bây giờ kỳ lạ vậy?
"Khi tôi về tôi hỏi, các bà bảo là dạo này con hay nói những câu ra lệnh: Đi lấy nước đi! Lấy cái này cái kia đi. Tôi tự hỏi là ông bà cha mẹ ở với con không ai nói những câu đó hết, thì xuất phát từ đâu?
Sau đó, tôi tìm hiểu sâu vào chương trình của trường mầm non này thì mới phát hiện ra yếu tố quốc tế ở đây chỉ để quảng cáo, thu thêm tiền. Còn thực sự chất lượng giáo viên và chương trình dạy ở trường này là không hề có. Và khi tôi hỏi đến bằng cấp tiếng Anh của các cô đang làm trợ giảng đang là giáo viên chính thức ở lớp 100% tiếng Anh mà con tôi đang học thì cũng không có. Khi đó tôi mới quyết định cho con tôi ngưng", nữ CEO chia sẻ.
Chọn trường mầm non cho con, chú trọng điều gì?
Với tất cả các phụ huynh, thời điểm quyết định cho con đi học luôn là bước ngoặt đánh dấu sự thay đổi lớn không chỉ với trẻ mà còn với cả gia đình. Chính vì thế, một trong những mối quan tâm lớn của các cha mẹ là làm thế nào để chọn trường mẫu giáo cho con theo học lâu dài, không phải chuyển trường.
Sẽ có những tiêu chí khác nhau được đặt ra với mỗi gia đình, và điều kiện về thời gian, kinh tế, mức độ đầu tư cho con của mỗi bậc phụ huynh cũng hoàn toàn khác nhau. Nhiều người cho rằng, "tiền nào của nấy" nên trường càng đắt càng tốt. Tuy nhiên, ngoài chi phí, bạn cần lưu ý những điều sau đây:
1. Chất lượng giáo viên
Đội ngũ giáo viên chất lượng cao có đặc điểm như quan điểm giáo dục khoa học, cấp tiến; chú trọng hướng dẫn trẻ phát triển nhân cách tốt; năng lực chuyên môn vững vàng và kỹ năng giảng dạy tốt, kiên nhẫn và nhiệt tình.
Không dễ để có thể phân biệt được những đặc điểm nêu trên. Vì vậy, là cha mẹ, chúng ta có thể dùng phương pháp quan sát + đặt câu hỏi để khảo sát trình độ của giáo viên. Chẳng hạn như quan sát giáo viên khi dạy, xem phản ứng của họ đối với những đứa trẻ nghịch ngợm như thế nào. Hãy hỏi giáo viên một cách đàng hoàng một số câu như trẻ không ngủ trưa thì phải làm sao? Phân tích và so sánh các câu trả lời được đưa ra bởi các giáo viên khác nhau.
2. Cơ sở vật chất, môi trường
Điều cơ bản nhất là đảm bảo an toàn cho trẻ, chẳng hạn như trang trí trong nhà và ngoài trời, trang thiết bị điện,… Kế đến là yêu cầu về thực phẩm, đáp ứng các tiêu chuẩn như dinh dưỡng cân bằng, sạch và an toàn, hợp khẩu vị, đơn giản dễ tiêu, tránh quá cầu kỳ.
Cuối cùng, các trường mẫu giáo nên chú ý đến việc đổ rác, lưu thông không khí, chiếu sáng và rửa tay. Nên có khu vực hoạt động, không gian che nắng mùa hè; bố cục môi trường phải đẹp, hài hòa và tươi sáng. Nên có hội họa, trò chơi, thể dục thể thao và các không gian khác phù hợp với lứa tuổi.
3. Tỷ lệ giáo viên - học sinh
Ở một trường mẫu giáo có chất lượng giảng dạy cao, tỷ lệ giáo viên và học sinh thường được kiểm soát ở mức khoảng 1:8 - 1:15. Đối với trẻ 2-3 tuổi học lớp nhỏ, do khả năng tự chăm sóc kém và chưa hoàn toàn độc lập, trẻ cần được giáo viên hướng dẫn, quan tâm nhiều hơn nên tỷ lệ giáo viên – học sinh được kiểm soát tốt nhất trong khoảng 1:8.
Độ tuổi 4-5 khả năng tự chăm sóc bản thân đã được cải thiện rất nhiều, tỷ lệ giáo viên- học sinh nói chung là khoảng 1:10. Trẻ em 5-6 tuổi ở lớp lớn có khả năng tự chăm sóc tương đối mạnh và khả năng độc lập cao, tỷ lệ giáo viên- học sinh được kiểm soát ở mức 1:15.
Tất nhiên, tỷ lệ giáo viên trên học sinh cũng bị ảnh hưởng bởi quy mô lớp học mẫu giáo và địa điểm hoạt động, cũng như khả năng chuyên môn của giáo viên, triết lý giảng dạy của nhà trường và khả năng chi trả của phụ huynh.
4. Trường công - trường tư
Việc lựa chọn như thế nào còn phụ thuộc vào các yếu tố như điều kiện kinh tế gia đình, nguyện vọng về chương trình học, đặc điểm tính cách của trẻ… Nếu điều kiện kinh tế chấp nhận được và bạn chú trọng hơn đến việc cá nhân hóa việc dạy học thì trường mầm non tư thục sẽ phù hợp hơn. Nếu không, các trường mẫu giáo công lập cũng có thể đáp ứng các yêu cầu cơ bản và là một lựa chọn tốt.
5. Khoảng cách
Khi chọn trường mẫu giáo cho con, điều quan trọng nhất là chọn theo tình hình thực tế của bản thân. Nếu xét thấy hai trường mẫu giáo tương đương nhau về chất lượng giảng dạy, môi trường, học phí và các yếu tố khác thì nên chọn cái gần hơn.
6. Nhu cầu và lý tưởng của bạn là gì?
Cụ thể hơn, xem bạn quan tâm nhiều hơn đến việc dạy kiến thức; bạn muốn con mình trải qua tuổi thơ một cách tự nhiên và vui vẻ, hay chỉ đơn giản là mong con được quan tâm chăm sóc? Khi biết nhu cầu và mong muốn của mình, bạn có thể tìm thấy loại hình trường phù hợp. Bên cạnh đó, cần xét khả năng tài chính của bản thân ra sao? Học phí mẫu giáo không nên vượt quá 1/4 thu nhập hàng tháng, tốt nhất là 1/5.
Phụ nữ số