Phụ huynh Hà Nội lưu ý: Năm học mới 2024-2025, có 7 khoản nhà trường không được thu của học sinh
Theo đó, nhà trường không được thu 7 khoản sau.
- 21-08-2024Phụ huynh TP.HCM lưu ý: Năm học 2024 - 2025, học sinh sẽ chỉ nộp 9 khoản thu thay vì 26 khoản thu, chi tiết như sau
- 14-08-2024CẬP NHẬT: Học phí năm học 2024 - 2025 của 63 tỉnh thành
- 18-06-2024Ngành mới cực "hot" năm nay, ra trường thu nhập có thể đến 1,3 tỷ đồng/năm: Học ở đâu, học phí bao nhiêu?
Chuẩn bị cho năm học mới 2024-2025, nhằm tăng cường công tác quản lý thu, chi, Sở Giáo dục và Đào tạo (GDĐT) Hà Nội thông tin, đối với kinh phí hoạt động của ban đại diện cha mẹ học sinh, các nhà trường thực hiện theo quy định tại Thông tư số 55/2011/TT-BGDĐT ngày 22.11.2011 của Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành điều lệ ban đại diện cha mẹ học sinh.
Trong quá trình thực hiện, Sở GDĐT Hà Nội lưu ý tuyệt đối không được lợi dụng danh nghĩa ban đại diện cha mẹ học sinh để thu các khoản thu ngoài quy định tại Thông tư số 55/2011/TT-BGDĐT.
Ban đại diện cha mẹ học sinh chỉ được thu các khoản phục vụ trực tiếp cho hoạt động của ban đại diện cha mẹ học sinh.
Theo đó, nhà trường không được thu 7 khoản sau:
Bảo vệ cơ sở vật chất của nhà trường, bảo đảm an ninh nhà trường; trông coi phương tiện tham gia giao thông của học sinh; vệ sinh lớp học, vệ sinh trường; khen thưởng cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên nhà trường; mua sắm máy móc, trang thiết bị, đồ dùng học tập cho trường, lớp học hoặc cho cán bộ quản lý, giáo viên và nhân viên nhà trường; hỗ trợ công tác quản lý, tổ chức dạy học và các hoạt động giáo dục; sửa chữa, nâng cấp, xây dựng mới các công trình của nhà trường.
Việc thu, chi kinh phí của ban đại diện cha mẹ học sinh phải bảo đảm nguyên tắc công khai, dân chủ. Sau khi chi tiêu phải báo cáo công khai quyết toán kinh phí tại các cuộc họp toàn thể cha mẹ học sinh lớp và các cuộc họp toàn thể ban đại diện cha mẹ học sinh trường; không quy định mức kinh phí ủng hộ bình quân cho các cha mẹ học sinh.
Bên cạnh đó, Sở GD-ĐT Hà Nội đề nghị các Trưởng phòng GD-ĐT, Hiệu trưởng các trường mầm non, tiểu học, THCS, THPT, Giám đốc Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp- Giáo dục Thường xuyên cần rà soát, kiểm tra, đôn đốc bảo đảm đủ cơ sở vật chất, thiết bị giáo dục trước thềm năm học mới; thực hiện linh hoạt, bố trí, sắp xếp giáo viên bảo đảm đủ về số lượng, đồng bộ về cơ cấu đặc biệt là một số môn học như: Tiếng Anh, Tin học, Âm nhạc, Mĩ thuật.
Trong trường hợp chưa thể tuyển dụng đủ giáo viên theo định mức thì thực hiện các giải pháp hợp đồng giáo viên để thực hiện chủ trương "có học sinh, phải có giáo viên đứng lớp" phù hợp với tình hình thực tế tại địa phương.
Bên cạnh đó, triển khai các giải pháp tăng cường trách nhiệm quản lý nhà nước để thực hiện đúng các quy định về thu, chi tài chính, công khai các khoản thu, chi ngay từ đầu năm học; về lựa chọn, cung ứng, sử dụng sách giáo khoa, tài liệu giáo dục địa phương, tài liệu tham khảo.
Xây dựng, triển khai thực hiện phương án hỗ trợ các đối tượng học sinh hộ nghèo, cận nghèo, học sinh thuộc đối tượng chính sách, học sinh có hoàn cảnh khó khăn, yếu thế, vùng sâu, vùng xa, địa bàn cách trở, học sinh vùng đồng bào dân tộc thiểu số, có đủ sách giáo khoa, đồ dùng học tập và các điều kiện thiết yếu khác; không để có học sinh vì hoàn cảnh khó khăn mà không được đến trường.
Thực hiện đầy đủ các nội dung và tiêu chí xây dựng trường học hạnh phúc, trường học an toàn, phòng chống tai nạn thương tích trong các cơ sở giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông, giáo dục thường xuyên; tăng cường công tác phối hợp giữa gia đình - nhà trường - xã hội để tổ chức chăm sóc, nuôi dưỡng, quản lý, giáo dục trẻ em, học sinh trong và ngoài trường học bảo đảm an toàn, hiệu quả, đặc biệt là phòng ngừa tai nạn thương tích, bạo lực học đường và chăm sóc sức khỏe tinh thần cho học sinh ngay từ đầu năm học.
Phụ nữ mới