Phụ nữ có nguy cơ mắc bệnh tim cao hơn nam giới 20% và nếu không thực hiện điều này, bạn sẽ chết trong vòng 5 năm kể từ lần đau tim đầu tiên
Theo kết quả nghiên cứu, phụ nữ đang phải đối mặt với nguy cơ mắc bệnh suy tim và sẽ tử vong trong vòng 5 năm sau cơn đau tim đầu tiên cao hơn so với nam giới 20%.
- 02-12-2020Gan rất dễ bị tổn thương do làm việc quá tải: Chuyên gia mách 4 thực phẩm bổ gan, giúp gan thải độc
- 02-12-2020Dù muốn hay không, bạn cần bổ sung 8 loại thực phẩm sau để tăng cường hệ miễn dịch chống lại COVID-19
- 02-12-20207 KHÔNG làm nên cuộc sống trường thọ của người dân Bhutan
Ngày 30/11 vừa qua, tạp chí hàng đầu của Hiệp hội Tim mạch Hoa Kỳ đã công bố một nghiên cứu cho thấy: Phụ nữ đang phải đối mặt với nguy cơ mắc bệnh suy tim và sẽ tử vong trong vòng 5 năm sau cơn đau tim đầu tiên cao hơn so với nam giới 20%.
Đây là kết quả nghiên cứu đến từ Trung tâm VIGOR Canada trực thuộc trường Đại học Alberta (Canada). Theo đó, các nhà khoa học đã phân tích dữ liệu của hơn 45.000 bệnh nhân nhập viện vì cơn đau tim đầu tiên từ năm 2002 đến năm 2016 tại Alberta, Canada. Các bệnh nhân này được theo dõi liên tục trong vòng 6 năm và có hơn 30% người tham gia nghiên cứu là phụ nữ.
Phụ nữ có nguy cơ mắc bệnh suy tim và sẽ tử vong trong vòng 5 năm sau cơn đau tim đầu tiên cao hơn so với nam giới 20% (Ảnh minh họa).
Trong nghiên cứu này, các nhà khoa học chỉ tập trung vào hai loại đau tim: Một loại là cơn đau tim nghiêm trọng có khả năng đe dọa tính mạng được gọi là nhồi máu cơ tim ST chênh lên (STEMI) và một loại là cơn đau tim ít nghiêm trọng hơn gọi là Non-STEMI.
Kết quả cho thấy trong cả hai loại đau tim, phụ nữ vẫn chiếm tỷ lệ cao hơn so với nam giới. Phái nữ cũng có tỷ lệ tử vong cao hơn do cơn đau tim nặng hơn so với đàn ông.
Tiến sĩ Leslie Cho, bác sĩ tim mạch công tác tại Viện Tim mạch trực thuộc bệnh viện Cleveland cho biết: "Từ lâu, chúng tôi đã biết phụ nữ không có nhiều thời gian để chăm sóc cho sức khỏe bản thân. Vì vậy, qua nghiên cứu này, chúng tôi muốn rung một hồi chuông cảnh báo đến các chị em phụ nữ. Rằng hãy quan tâm hơn đến trái tim của mình".
Tiến sĩ Eugenia Gianos, giám đốc dự án phòng chống bệnh tim cho phụ nữ của Bệnh viện Lenox Hill ở thành phố New York (Mỹ), cũng cho biết rất ít chị em phụ nữ biết các bước cần thiết để ngăn ngừa bệnh tim như đi khám sức khỏe định kỳ để kiểm tra mức cholesterol, huyết áp và glucose.
"Phụ nữ - là những người chuyên dành mọi thời gian, tâm huyết của mình vào việc chăm sóc gia đình và nuôi dạy con cái. Họ luôn đặt gia đình lên trên tất thảy mọi thứ, kể cả sức khỏe của bản thân", tiến sĩ Tiến sĩ Eugenia chia sẻ.
Nồng độ estrogen cao ở phụ nữ giúp bảo vệ tim của bạn, nhưng khi bạn mãn kinh, bệnh tim sẽ xuất hiện (Ảnh minh họa).
Trong khi đó, theo Hiệp hội Tim mạch Hoa Kỳ, bệnh tim ở phụ nữ thường đến mà không hề báo trước và nó đến trễ hơn so với đàn ông. Chẳng hạn nam giới sẽ xuất hiện cơn đau tim đầu tiên ở tuổi 61, nhưng phụ nữ thì đến khi 72 tuổi mới bắt đầu bị đau tim.
Nguyên nhân là do nồng độ estrogen cao ở phụ nữ giúp bảo vệ tim bằng cách tăng tính linh hoạt của mạch máu và động mạch, cho phép chúng thích ứng với lưu lượng máu. Nhưng khi phụ nữ bắt đầu mãn kinh, nồng độ estrogen giảm dẫn đến bệnh tim xuất hiện.
Bên cạnh đó, các chuyên gia cũng tiết lộ rằng triệu chứng đau tim phổ biến ở nữ giới là đau ngực hoặc khó thở, buồn nôn, nôn mửa và đau bụng. Thế nhưng, khi các dấu hiệu này xuất hiện, các chị em lại không chịu đi khám mà đổ thừa là do mình mệt mỏi, kiệt sức hoặc tuổi già nên thế.
Vì vậy, tiến sĩ Eugenia khuyên: "Bạn nên vượt qua thành kiến về việc rắc rối khi đi khám bệnh, và hãy hiểu rằng phụ nữ có nguy cơ mắc bệnh tim cao hơn so với đàn ông. Và nếu được điều trị bằng thuốc cũng như đăng ký phục hồi chức năng tim kịp thời, bạn sẽ có thể sống sót sau một cơn đau tim. Ngoài ra, bạn cũng nên chăm chỉ tập thể dục và đi khám sức khỏe theo đúng định kỳ".
Nguồn: Yahoo
Nhịp sống Việt