MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Phục hồi sau đại dịch và bài học giữ chân nhân tài

18-08-2022 - 13:30 PM | Tài chính - ngân hàng

Phục hồi sau đại dịch và bài học giữ chân nhân tài

Chăm lo cho sức khỏe của cả chủ doanh nghiệp và người lao động đi kèm với giải pháp tài chính vững bền là vấn đề được nhiều doanh nghiệp quan tâm sau đại dịch.

Hầu hết các lĩnh vực sản xuất, kinh doanh tại Việt Nam phục hồi ngoạn mục trong 6 tháng đầu năm với mức tăng trưởng GDP nửa đầu năm 2022 tăng 6,4% - mức cao nhất của ba năm qua bất chấp tác động của đại dịch trên phạm vi toàn cầu. Lạc quan là vậy nhưng nhiều chủ doanh nghiệp đang phải đối mặt với thách thức về vận hành khi thiếu vắng nhân sự.

Lấy lại đà tăng trưởng nhưng đối mặt sức ép mới

Vừa phải lo đối nội - đối ngoại, "bơm" thêm vốn cho bộ máy hoạt động trơn tru, nhiều ông chủ doanh nghiệp đồng thời phải căng mình giải quyết hàng loạt khó khăn phát sinh do chuỗi cung ứng toàn cầu còn đứt gãy, chi phí sản xuất tăng đột biến… và đặc biệt là tình trạng biến động nhân sự liên tục.

Phục hồi sau đại dịch và bài học giữ chân nhân tài - Ảnh 1.

Tình trạng thiếu hụt nguồn nhân sự đang khiến nhiều doanh nghiệp đau đầu để đáp ứng được tiến độ công việc hiện nay

Sở Lao động - Thương binh và Xã hội TP HCM cho hay đến nay, 98% doanh nghiệp đã trở lại sản xuất sau đại dịch. Sở này thống kê thành phố đang thiếu hụt khoảng 16.000 lao động. Dự báo từ nay đến hết năm 2022, cần thêm 135.000 - 150.000 lao động và nhiều khả năng tiếp tục thiếu lao động, đặc biệt trong những tháng cao điểm cuối năm.

Cũng trong thời gian này, các doanh nghiệp đang chứng kiến nhiều xáo động trong nguồn lực và tổ chức trên quy mô lớn. Người lao động sẵn sàng rời bỏ ngành nghề, chuyển đổi cách thức làm việc và đặt ra nhiều yêu cầu mới đối với nhà tuyển dụng.

Phục hồi sau đại dịch và bài học giữ chân nhân tài - Ảnh 2.

Tốc độ gia tăng thành viên LinkedIn Việt Nam phản ánh mức độ nghỉ việc ồ ạt của người lao động (nguồn: Anphabe)

Theo Công ty Anphabe, nguyên nhân của tình trạng nghỉ việc ồ ạt của nhân viên là do mức độ gắn kết của người đi làm Việt Nam đang thấp chưa từng có. Trong đó, các yếu tố về tương lai không rõ ràng, thiếu niềm vui, sự hứng thú, bị mệt mỏi và thiếu tinh thần làm việc tốt là những biểu hiện tiêu cực nhất cho mối quan hệ "lỏng lẻo" này. Nhân sự đang ngày càng quan tâm đến những chế độ chăm lo cho sức khỏe thể chất, tinh thần, những quyền lợi mang tính lâu dài bền vững hơn.

Phục hồi sau đại dịch và bài học giữ chân nhân tài - Ảnh 3.

Những yếu tố về đảm bảo tương lai, sức khỏe và tinh thần được người lao động chú trọng hơn

Cả doanh nhân và nhân viên cần được gia tăng bảo vệ, tự tin "vượt bão"

Theo những chuyên gia có kinh nghiệm lâu năm về tư vấn ứng phó khủng hoảng cho doanh nghiệp, giải pháp dài hạn về chính sách sức khỏe cho cả lãnh đạo lẫn người lao động, đãi ngộ nhân tài đúng mức để đảm bảo ổn định và bền vững cho doanh nghiệp chính là lời giải cho việc bảo toàn nguồn lực Thực tế cho thấy, doanh nhân dù tâm huyết, chiến đấu kiên cường mấy cũng có lúc cần nghỉ ngơi, dưỡng sức; quỹ phúc lợi của công ty dù giàu mạnh cũng có thể trở nên cạn kiệt sau 2 năm gồng gánh.

Khủng hoảng do đại dịch khiến mọi người càng trân trọng sức khỏe và có nhu cầu dự phòng tài chính để đầu tư cho cuộc đời thực chất hơn. Và cảm nhận "thiếu an toàn về tương lai" khiến mỗi người đều muốn được đảm bảo không chỉ bằng những cam kết mà bằng cả những phúc lợi rõ ràng, thiết thực. Theo Tiến sĩ Võ Đình Trí hiện đang giảng dạy và nghiên cứu về tài chính tại IPAG Business School Paris: người dân đã nhận thức tốt hơn về vai trò của bảo hiểm trong việc bảo vệ các rủi ro, nhất là các rủi ro liên quan đến sức khỏe. Mặc dù đại dịch mang đến những thách thức lớn với ngành bảo hiểm nhưng đây cũng là một điều tích cực, cho thấy rằng bảo hiểm là một tấm đệm quan trọng trong việc thúc đẩy sức chống chịu và phục hồi của xã hội loài người.

Với những doanh nghiệp đã chính thức đầu tư bảo hiểm sức khỏe nhóm cho nhân viên - đó chắc chắn là một điểm sáng được ứng viên quan tâm cũng như giữ chân nhân sự trụ cột hiệu quả.

Phục hồi sau đại dịch và bài học giữ chân nhân tài - Ảnh 4.

Sự quan tâm, chăm sóc "nội lực" cho nhân viên trong giai đoạn này càng có ý nghĩa quan trọng giúp doanh nghiệp vượt khó, cho sự phát triển vững bền hơn

Đối với các chủ doanh nghiệp, loại hình bảo hiểm liên kết đầu tư mới ra đời đang được coi là một giải pháp đầu tư cho cuộc đời có hiệu quả cụ thể, giúp mọi người có chỗ dựa vững chắc hơn trong tương lai. Theo TS. Trí : "Những người chịu nhiều "áp lực" tài chính hơn như các chủ doanh nghiệp thì loại hình bảo hiểm này giúp họ vững tâm hơn trong việc giữ gìn doanh nghiệp và chuẩn bị thừa kế".

Đó cũng là cách để các doanh nhân tiếp tục dẫn dắt công ty, nhân viên an tâm gắn bó trong tình huống cả tiền tiến lẫn hậu phương cần củng cố như hiện nay. "Muốn đi xa thì phải đi cùng nhau", câu này càng đúng trong bối cảnh hiện nay. Điều còn lại là doanh nghiệp lựa chọn đúng những đối tác có tiềm lực lớn về bảo hiểm và tài chính để đồng hành trên đường trường, tạo lợi thế cạnh tranh, chinh phục các mục tiêu kinh doanh trước mắt lẫn lâu dài.

Ánh Dương

Theo Nhịp sống kinh tế

Từ Khóa:

CÙNG CHUYÊN MỤC

XEM
Trở lên trên