Phương Tây biến Ukraine thành bãi rác vũ khí cũ
Phương Tây cung cấp cho Ukraine những loại vũ khí lỗi thời, hết hạn sử dụng, chúng "không khác gì đồ bỏ đi", tạp chí National Interest viết.
- 20-03-2024Lạm phát ở nền kinh tế hàng đầu thế giới giảm từ đỉnh 41 năm xuống thấp hơn cả dự báo
- 20-03-2024Fed New York: 4 ngành nghề sẽ cực ‘khát nhân lực’ trong thời gian tới, có vị trí trả lương 1,9 tỷ đồng/năm, biết 2 điều này để không bỏ lỡ cơ hội
- 20-03-2024Có cha là ‘đại gia’, ông nội chia khoản thừa kế từ năm 25 tuổi, người đàn ông vẫn ‘khó chịu’ vì gia đình quá giàu có: ‘Tôi không muốn phụ thuộc, có tiền chưa chắc đã hạnh phúc’
Brandon Weichert - một nhà phân tích quân sự trên tạp chí National Interest cho biết Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) tuyên bố hỗ trợ cho Ukraine nhưng trên thực tế họ lại gửi vũ khí cũ và lỗi thời đến nước này trong suốt hai năm kể từ khi xảy ra xung đột với Nga. "Ukraine đã trở thành bãi chứa vũ khí cũ của NATO, và trang thiết bị được cung cấp cho nước này chẳng khác gì đồ bỏ đi", theo tạp chí National Interest.
Theo ấn phẩm này, Pháp đã cung cấp cho Ukraine xe bọc thép AMX-10RC hay còn gọi là xe tăng bọc thép hạng nhẹ. Tuy nhiên, nguồn gốc của loại xe tăng này có từ đầu những năm 1980 và lần nâng cấp cuối cùng vào năm 2000. Quân đội Pháp bắt đầu ngừng hoạt động những chiếc xe tăng này vào năm 2021 và bắt đầu chuyển giao cho Ukraine năm 2022. Khi lực lượng Ukraine bắt đầu triển khai loại vũ khí này trên chiến tuyến, họ lập tức nhận thấy những thiết bị như vậy không phù hợp cho tác chiến hiện đại.
Bên cạnh đó, xe tăng chiến đấu Challenger-2 cung cấp cho Ukraine cũng đã ở giai đoạn cuối của chu kỳ phục vụ và không thể hiện được hiệu quả cao trên chiến trường.
Trong khi đó, Lầu Năm Góc tuyên bố chuyển giao cho Ukraine 31 xe tăng chiến đấu chủ lực M1 Abrams. Tuy nhiên, những chiếc tăng này không phải phiên bản hiện đại và nâng cấp mà chỉ là những phương tiện cũ được tân trang lại.
Tương tự như vậy, máy bay chiến đấu F-16 - một loại vũ khí được phương Tây đánh giá là "yếu tố thay đổi cuộc chơi" cũng đã ở cuối vòng đời sử dụng. National Interest lưu ý rằng, Nga hiện đang sở hữu máy bay chiến đấu thế hệ thứ năm và tiêm kích F-16 của Mỹ không phải là đối thủ của những chiến đấu cơ tối tân này.
Kể từ khi bắt đầu xung đột vào tháng 2/2022, cả Nga và Ukraine đều tiêu hao đáng kể cả về nhân lực cũng như trang thiết bị chiến đấu. Các quan chức Nga nhiều lần đưa ra cảnh báo rằng, việc phương Tây cung cấp vũ khí cho Ukraine chỉ kéo dài thêm cuộc xung đột và sẽ không đem lại được kết quả gì, Nga sẽ đáp trả bằng các biện pháp tương xứng.
Tiền Phong