MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

PMI của Trung Quốc tăng tháng thứ 4 liên tiếp và có mức tăng lớn nhất gần 10 năm

Ngày 1/9, Caixin/Markit công bố Chỉ số quản lí thu mua (PMI) của Trung Quốc trong tháng 8 đạt 53,1 điểm, tăng so với mức 52,8 điểm vào tháng 7. Trước đó, các nhà phân tích ước tính PMI Trung Quốc tháng 8 đạt 52,7 điểm.

Chỉ số PMI đạt mức trên 50 thể hiện hoạt động sản xuất có sự tăng trưởng. Đây cũng là tháng thứ 4 liên tiếp chỉ số PMI của Trung Quốc tăng, đồng thời cũng là mức tăng lớn nhất kể từ tháng 1/2011 của quốc gia này.

PMI của Trung Quốc tăng tháng thứ 4 liên tiếp và có mức tăng lớn nhất gần 10 năm - Ảnh 1.

Số liệu này trái ngược với PMI chính thức được Tổng cục Thống kê Trung Quốc NBS công bố ngày 31/8. Theo đó, hoạt động sản xuất của Trung Quốc chậm lại trong tháng 8 do lũ lụt lớn ở miền nam Trung Quốc đã ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất.

Cuộc khảo sát của Caixin tập trung nhiều hơn vào nhóm doanh nghiệp vừa và nhỏ. Trong khi đó, cuộc khảo sát PMI chính thức thường thăm dò ý kiến ​​chủ yếu từ các doanh nghiệp lớn và các công ty nhà nước.

Nhìn chung, cả hai chỉ số PMI đều cho thấy dấu hiệu tích cực. PMI chính thức chỉ ra xu hướng tăng đơn hàng xuất khẩu mới. Trong khi đó, chỉ số của Caixin/Markit cho thấy sức tăng ổn định trong các ngành dịch vụ chủ chốt, có thể làm lực đẩy cho đà phục hồi kinh tế bền vững sau đại dịch Covid-19.

Theo cuộc khảo sát của Caixin, trong tháng 8, các nhà máy tại Trung Quốc ghi nhận số lượng đơn hàng xuất khẩu mới lần đầu trong năm nay, nhờ vào việc các quốc gia nới lỏng biện pháp kiểm soát để tái khởi động nền kinh tế.

Sự phục hồi ở Trung Quốc một phần được thúc đẩy bởi chính phủ trong đầu tư cơ sở hạ tầng. Bên cạnh đó, xuất khẩu cũng có khả năng phục hồi khi các lô hàng vật tư y tế tăng mạnh trong nửa đầu năm.

Đồng thời, thị trường lao động tại Trung Quốc cũng đang được cải thiện. Nhiều doanh nghiệp đã tăng tuyển dụng để đáp ứng nhu cầu sản xuất. Tuy nhiên, chỉ số theo dõi tình hình việc làm vẫn trong vùng âm trong vòng 8 tháng đầu năm.

Chuyên gia kinh tế học tại Caixin Insight Group Wang Zhe nhận định rằng thị trường lao động sẽ có bước ngoặt trong thời gian tới khi số lượng các đơn hàng tại các nhà máy đang tăng nhanh.

Ông khẳng định: "Lao động hiện nay vẫn là tâm điểm. Tăng trưởng trong thị trường lao động phụ thuộc vào khả năng cải thiện của nền kinh tế trong dài hạn. Bên cạnh đó, các chính sách hỗ trợ kinh tế vĩ mô là rất cần thiết, nhất là trong bối cảnh nền kinh tế trong và ngoài nước còn bất ổn".

Q.L

Nhịp sống kinh tế

CÙNG CHUYÊN MỤC

XEM
Trở lên trên