Prosimex: Chủ tịch HĐQT hỗn chiến với cổ đông ngay giữa Đại hội
Nguồn cơn của những bức xúc từ các cổ đông khi họ cho rằng mình bị mất quyền cổ đông, đặc biệt, họ không có thông tin gì về việc khu đất 349 Vũ Tông Phan hiện đã được bán hay liên danh với Videc.
- 12-01-2016Chủ tịch Everpia bị xử phạt, mâu thuẫn giữa Everpia và Red River Holding vẫn chưa có hồi kết?
- 02-10-2015ĐHCĐ PNC: Cổ đông tiếp tục phủ quyết hầu hết các nội dung tờ trình
- 11-08-2015Sau mâu thuẫn nội bộ, ĐHCĐ Xi măng Thái Bình tăng gấp 3 vốn điều lệ
Nếu cần lấy một ví dụ về mối quan hệ “cơm chẳng lành, canh chẳng ngọt” giữa HĐQT và cổ đông, chắc hẳn câu chuyện của CTCP Sản xuất Kinh doanh XNK Prosimex là một ví dụ điển hình khi Đại hội cổ đông thường niên năm 2016 của công ty đã kết thúc theo cách không ai mong muốn: Chủ tịch HĐQT với vai trò là chủ tọa đã lao về phía các cổ đông để đòi “thượng cẳng chân, hạ cẳng tay” với cổ đông. Sau đó, các cổ đông bỏ dở cuộc họp trong khi HĐQT vẫn tiếp tục ngồi họp.
Ông Lữ Văn Sơn (đứng), Chủ tịch HĐQT Công ty Prosimex, trở thành tâm điểm của cuộc họp.
Thách thức cổ đông đi kiện
Sáng 30/06/2016, ĐHCĐ của Prosimex “nóng” ngay từ những phút đầu tiên khi cổ đông nhỏ lẻ (đại diện cho 10% vốn cổ phần trong tổng số 17 tỷ đồng vốn điều lệ của công ty) không chấp nhận tư cách thành viên đoàn chủ tịch gồm các ông: Lữ Văn Sơn (Chủ tịch HĐQT), ông Đoàn Thanh Bình (Tổng giám đốc) và ông Ngô Xuân Phấn (thành viên HĐQT) với lý do họ không biết những người này là ai.
Mặc dù ông Lữ Văn Sơn đã nói với các cổ đông rằng chính các cổ đông đã bầu ra Chủ tịch và TGĐ tại ĐHCĐ năm 2015 nhưng toàn bộ nhóm các cổ đông nhỏ lẻ đều khẳng định họ không hề được tham dự ĐHCĐ nên không hề bầu ra những người này.
Tuy nhiên, với tỷ lệ 60,64% số cổ phần nắm giữ, ông Lữ Văn Sơn đã “thắng” trong việc biểu quyết để đại hội được tiếp tục.
Căng thẳng tiếp tục “leo thang” khi các cổ đông phát hiện một “cổ đông” lạ mặt tham dự đại hội mà không hề có trong danh sách cổ đông, cũng không có giấy ủy quyền tham dự đại hội. Mặc dù ông Đoàn Thanh Bình đã phải lên tiếng khẳng định: “ Đây là đồng chí Chinh, người của Công an quận đến để tham dự nhưng chúng tôi chưa kịp làm giấy ủy quyền tham dự”. Trước sức ép của các cổ đông, “cổ đông” bất đắc dĩ đến từ Công an quận Thanh Xuân đã phải ra về.
Ngoài cửa hội trường, lực lượng bảo vệ đứng chặn ở cửa để không cho người lạ vào, cổ đông Nguyễn Minh Phương bức xúc: “Họp cổ đông nội bộ sao phải mời công an và bảo vệ đến?”.
Một cổ đông (áo đỏ) đã không nén được bức xúc.
Trước báo cáo kết quả kinh doanh năm 2015, ông Lữ Văn Sơn cho biết năm 2015 hoạt động xuất nhập khẩu của công ty phải tạm dừng và chỉ tập trung vào việc cho thuê nhà xưởng và hợp tác đầu tư.
Cổ đông càng bức xúc hơn khi họ là những người lao động của công ty được mua cổ phần ưu đãi đã 10 năm nay, nhưng đến nay chưa hề được nhận cổ tức vì Prosimex liên tục làm ăn thua lỗ. Kết thúc năm 2015, tổng tài sản của công ty là 122,913 tỷ đồng, nợ phải trả 133,314 tỷ đồng, vốn chủ sở hữu âm 10,401 tỷ đồng, tổng doanh thu 80,950 tỷ đồng, tổng chi phí hoạt động 82.794 tỷ đồng, lợi nhuận trước thuế âm 1,844 tỷ đồng.
Ngoài khu đất có diện tích 8.873 m2 đặt trụ sở công ty tại số 45 Khương Hạ cũ, nay là số 349 Vũ Tông Phan, Thanh Xuân, Hà Nội, (khu đất này đang được CTCP Đầu tư thiết kế và xây dựng Việt Nam (Videc) xây dựng dự án chung cư Riverside Garden), Prosimex còn đang sở hữu 400 m2 đất tại ngõ Văn Chương, Khâm Thiên, Hà Nội, một phần khu văn phòng tại 46 Ngô Quyền, Hà Nội, và hơn 15.000 m2 kho cho thuê tại Hải Phòng.
Khi ban chủ tọa yêu cầu cổ đông tiến hành bầu cử HĐQT mới trước khi tiến hành thảo luận, các cổ đông không đồng tình và đòi tiến hành thảo luận trước. Tuy nhiên, lại một lần nữa Chủ tịch Lữ Văn Sơn dùng quyền phủ quyết để tiến hành bầu cử. Nhưng chỉ có những người trong HĐQT và 3 người trong ban thư ký tiến hành bỏ phiếu, trên 40 cổ đông nhỏ lẻ nhất quyết không chịu bầu.
Bức xúc trước thái độ của ông Sơn, các cổ đông đã yêu cầu ông Sơn tôn trọng cổ đông và đòi kiện. Ông Sơn nói: “Nếu không tôn trọng thì tôi đã không mời các ông các bà đến đây. Tôi biết có cổ đông đã làm đơn tố cáo tôi lên C46, nếu các cổ đông muốn thì có thể tiếp tục tố cáo tôi.”.
Cổ đông bỏ về, HĐQT ở lại
Nguồn cơn của những bức xúc từ các cổ đông khi họ cho rằng mình bị mất quyền cổ đông, đặc biệt, họ không có thông tin gì về việc khu đất 349 Vũ Tông Phan hiện đã được bán hay liên danh với Videc. Ông Lữ Văn Sơn khẳng định công ty đã ký hợp đồng liên danh với Videc, nhưng khi cổ đông hỏi chi tiết hợp đồng thì chỉ nhân được những câu hỏi vòng vo của ông Sơn.
Trong khi đó, cổ đông khẳng định chính ông Trần Quốc Phương, nguyên Chủ tịch HĐQT của công ty nói rằng khu đất này đã được bán. Khi được hỏi về bằng chứng, các cổ đông cho biết “có ghi âm lời nói của ông Phương”. Tuy nhiên, Chủ tịch Lữ Văn Phương lại yêu cầu các cổ đông “cung cấp văn bản”.
“Tôi yêu cầu cổ đông cung cấp văn bản chứng minh khu đất này đã được chúng tôi bán. Đất của nhà nước làm gì có chuyện đem bán như cái xe máy, hay ôtô. Chúng tô sẽ gửi văn bản về hợp đồng liên danh khi có Nghị quyết của HĐQT. Quyền lợi của cổ đông được thể hiện trong cổ tức nhưng công ty đang thua lỗ nên không thể chi trả.
Cổ đông lo ngại khu đất tại ngõ Văn Chương và Hải Phòng cũng sẽ chịu chung số phận như khu đất 349 Vũ Tông Phan. Công ty có quá nhiều ưu thế về đất đai nhưng cổ đông lại không được hưởng tiền cổ tức. Tuy nhiên, khu đất 349 Vũ Tông Phan và nhà kho tại Hải Phòng cũng đã được công ty đem thế chấp ngân hàng, dư nợ gốc tính đến thời điểm hiện tại là 83,416 tỷ đồng và 643.000 USD. Các cổ đông đã trưng ra bằng chứng văn bản của ngân hàng khẳng định Videc đã đồng ý mua lại hai tài sản trên bằng hình thức hợp tác với Prosimex. Tuy nhiên, ông Sơn khẳng định ông không hề biết và văn bản này cũng không có giá trị.
Cổ đông Trần Thị Lý bức xúc: “Cả một đời chúng tôi gắn bó với công ty, có những hôm làm tăng ca, người ta bồi dưỡng 100 đồng tôi còn không dám nhận. Đến khi nghỉ việc được nhận số cổ phiếu ít ỏi các ông cũng muốn tước bỏ quyền lợi. Các ông ăn cơm thì cũng phải cho chúng tôi ăn cháo với chứ.”
Trước sức ép của cổ đông, ông Lữ Văn Sơn đã tuyên bố dừng việc chất vấn nhưng các cổ đông nhất loạt không đồng tình. Căng thẳng lên đến đỉnh điểm khi ông Lữ Văn Sơn với vai trò chủ tọa đã lao vào cổ đông đang chất vấn khiến những người có mặt đã phải can thiệp để hạ nhiệt những cái đầu nóng.
Cổ đông căng băng rôn ngay tại cuộc họp.
Ngay sau đó, các cổ đông đã bỏ dở cuộc họp để căng băng rôn yêu cầu làm rõ khu đất 349 Vũ Tông Phan đã được bán hay liên danh. Trong khi cổ đông bỏ ra về thì HĐQT vẫn tiếp tục ở lại họp.
ĐHCĐ vẫn tiếp tục với HĐQT, trong khi cổ đông nhỏ lẻ đã bỏ về giữa chừng.
Trước đó, nhóm các cổ đông nhỏ lẻ đã nhiều lần căng băng rôn tại trụ sở công ty để yêu cầu HĐQT trả lại quyền cổ đông.
Infonet sẽ tiếp tục phản ánh sự việc này.
Infonet
Sự kiện: Đại hội cổ đông 2016
Xem tất cả >>- Một công ty ít tiếng tăm đã hất Ocean Group ra khỏi HĐQT của PVR, liệu có sai luật?
- ĐHCĐ Thép Nam Kim: Ước lãi 200 tỷ đồng trong 2 quý đầu năm, tăng vốn lên gấp đôi
- "Hỗn chiến" của cổ đông nhỏ tại ĐHCĐ Công ty Kinh doanh Dịch vụ cao cấp Dầu khí (PVR)
- Bà Như Loan: "Nếu các cổ đông tiếp tục gây áp lực lớn, QCG sẽ huỷ niêm yết trên sàn"
- ĐHCĐ Petrolimex: Bao giờ lên sàn giao dịch?