Quả thị chỉ nên ngửi chứ không nên ăn vì lý do đáng sợ này
Quả thị gắn liền với ký ức tuổi thơ của nhiều người và hầu như ai cũng thuộc nằm lòng câu hát "bà để bà ngửi chứ bà không ăn". Dù đó chỉ là câu hát trong truyện cổ tích, chuyện quả thị để ngửi cũng có liên quan ít nhiều đến khoa học, đông y và sức khỏe con người.
- 27-08-2022Nước tía tô là liều thuốc quý trị được 9 căn bệnh, nhưng cẩn thận ngay kẻo dùng sai cách
- 24-08-2022Cơ thể của người uống nước lọc hay người uống trà khỏe mạnh hơn?
- 20-08-20227 mẹo đơn giản cha mẹ nên áp dụng để con thông minh hơn
TPO - Quả thị gắn liền với ký ức tuổi thơ của nhiều người và hầu như ai cũng thuộc nằm lòng câu hát "bà để bà ngửi chứ bà không ăn". Dù đó chỉ là câu hát trong truyện cổ tích, chuyện quả thị để ngửi cũng có liên quan ít nhiều đến khoa học, đông y và sức khỏe con người.
Quả thị có tên khoa học là Diospyros decandra Lour. Quả tròn, sắc vàng, mọng nước và thường chia thành 6 - 8 múi.
Trong một nghiên cứu gần đây, khi so sánh 19 loại trái cây trong đó có nhiều loại trái có mặt ở Việt Nam thì tác giả nhận thấy hàm lượng flavonoid tương đối cao.
Flavonoid là một trong những hoạt chất tự nhiên có mặt rộng rãi nhất trong thực vật và là phân nhóm quan trọng trong các hợp chất phenol. Flavonoid có nhiều tác dụng được biết đến như: chống oxy hóa, kháng viêm, kháng khuẩn, chống dị ứng và chống lão hóa.
Nghiên cứu cũng cho thấy quả thị có tác dụng chống oxy hóa nhẹ, bổ sung vitamin C và đường. Ngoài ra, trong một nghiên cứu khác cho thấy quả thị có tác dụng bổ máu, kháng khuẩn, kháng nấm và kháng sốt rét.
Vì sao quả thị để ngửi
Ngay lập tức có thể trả lời vì nó thơm. Mùi thơm của quả thị rất nồng nhưng dễ chịu, đặc biệt đem lại cảm giác thư thái cho những người thành phố chuyên nhốt mình trong không gian kín.
Tác dụng của quả thị với sức khỏe
Trong đông y, ngoài quả thị thì một số bộ phận khác của cây thị đều có thể bào chế thành các vị thuốc chữa bệnh khác nhau như sốt, ngộ độc, nôn mửa…
Theo đó, phần vỏ quả thị mọi người thường hay vứt bỏ khi ăn chứa lượng tinh dầu thơm nhiều nhất, chính lượng tinh dầu này có tác dụng tiêu viêm, tiêu độc và dùng ngoài da để chữa bệnh giời leo, rắn cắn.
Với những ai bị giời leo có thể lấy vỏ thị khô, đốt thành than rồi tán mịn, sau đó bôi lên vùng tổn thương. Chữa rắn cắn bằng cách phơi khô vỏ thị, đốt thành than, tán nhuyễn rồi cho thêm chút dầu mè hoặc mỡ lợn, sau đó đắp lên vết cắn.
Vỏ quả thị còn giúp trị vết nám má hiệu quả bằng cách, dùng quả thị sấy khô mỗi ngày 3 lần, mỗi lần một quả, ăn thường xuyên có thể hỗ trợ loại bỏ các vết nám trên má.
Đối với thịt quả thị, theo kinh nghiệm dân gian thịt quả thị có tác dụng xổ giun, nhất là giun kim và nên ăn vào lúc đói buổi sáng với lượng vừa phải. Ngoài ra, một số nghiên cứu cũng chỉ ra rằng, quả thị còn có tác dụng giúp an thần, điều trị mất ngủ.
Ngoài quả thị, các bộ phận như lá, rễ cây thị cũng có tác dụng chữa bệnh như táo bón, sốt nóng, ngộ độc, nôn mửa, mẩn ngứa lở loét, viêm tinh hoàn…
Mặc dù cũng có những lợi ích nhất định khi ăn, nhưng lý do sau đây khiến bạn không nên ăn thị.
Lý do không nên ăn quả thị
Quả thị cũng giống như quả hồng, có chứa chất tanin nếu ăn lúc đói gây cồn cào ruột, ăn nhiều sẽ dễ vón cục trong đường tiêu hóa và dẫn đến tắc ruột.
Thực tế đã có những trường hợp phải nhập viện cấp cứu vì tắc ruột do ăn nhiều những loại quả có chất tanin như quả hồng, quả thị.
Lưu ý khi ăn: Khi sử dụng quả thị để ăn chỉ nên ăn quả đã chín kỹ nhưng không dập nát, thối rữa. Khi ăn cũng chỉ nên ăn thưởng thức, không sử dụng nhiều, không ăn lúc đói. Vì tannin có trong quả thị sẽ làm săn niêm mạc ruột, ảnh hưởng nhu động ruột… Khi ăn nhiều sẽ vón lại, tạo thành khối bã ở khu vực ruột non.
Cách ăn thị đúng: xoay quả và bóp nhẹ cho đến khi thịt quả mềm ra và nứt ra một khe nhỏ thì cho lên miệng hút.
(tổng hợp)
Tiền phong