Quan điểm "Nhà nghèo mà sinh con là vô trách nhiệm" của sinh viên đại học top đầu dấy lên tranh cãi
Sau khi quan điểm này được chia sẻ trên các mạng xã hội Trung Quốc. Nhiều người đồng cho rằng đó là tỉnh táo. Một số khác phản đối gay gắt trước ý kiến này.
- 22-06-2023Độc nhất vô nhị ‘roadtrip’ ẩm thực từ Á đến Âu ngay trong biệt thự Pháp cổ giữa lòng quận 3 dành riêng cho tín đồ đam mê phân khối lớn
- 21-06-2023Cha ăn cơm nguội để cho con gái nuôi học lên tiến sĩ và cái kết bất ngờ
- 16-06-2023Cuộc sống không tưởng bên trong 'căn hộ quan tài' vỏn vẹn 3m2 suốt 13 năm: Chủ nhà khổ sở, nằm cũng không thể duỗi thẳng chân
Nhà nghèo sinh con là vô trách nhiệm?
Mới đây, trên các nền tảng xã hội của Trung Quốc dấy lên tranh luận khi một nữ sinh đến từ Học viện Công nghệ Bắc Kinh cho rằng: “Nhà nghèo sinh con là vô trách nhiệm”.
Theo đó, trong một chương trình phỏng vấn dạo trên truyền hình, khi được hỏi “Bạn nghĩ độ tuổi nào thích hợp để sinh con”, cô gái này đã mỉm cười và bày tỏ ý kiến một cách thẳng thắn.
“Tại sao phải có con? Thành thật mà nói, những người trẻ tuổi phải chịu rất nhiều áp lực để có thể mưu sinh. Là sinh viên cuối cấp, song hiện tôi vẫn chưa tìm được công việc mình muốn sau khi tốt nghiệp. Sau khi trừ tiền nhà thì thu nhập hiện tại của tôi cũng chỉ đủ sống. Không dư dả thì tôi lấy gì để nuôi con”, cô bày tỏ
Người này cũng cho rằng khi không có tiền, bố mẹ sẽ khó cho con điều kiện sống tốt. Đó chưa kể đến việc cuộc sống nghèo khó đôi khi khiến trẻ cảm thấy tự ti.
“Tôi không đồng tình việc nhiều gia đình kinh tế không dư dả nhưng lại sinh nhiều con. Thật vô trách nhiệm khi thoả mãn ý muốn của bản thân mà không để ý đến bọn trẻ. Hiện tại, tôi chẳng dư dả về tài chính nên không có ý định kết hôn hay sinh con”, người này nói.
Đoạn video này đăng tải đã gây ra nhiều tranh cãi trên các nền tảng mạng xã hội của Trung Quốc. Nhiều người ủng hộ và cho rằng nữ sinh viên này rất tỉnh táo. Một người dùng bình luận: “Gia đình có hoàn cảnh khó khăn mà không thể cho chúng được môi trường sống tốt thì không nên sinh con. Bởi như vậy là hại con”.
“Tôi sinh ra trong một gia đình đông anh em. Tôi phải chịu nhiều thiệt thòi. Vì thế tôi hoàn toàn đồng tình với quan điểm này” là bình luận của một người.
Trái với sự đồng tình này, nhiều người lại cho rằng cô gái này là người ích kỷ. “Có những đứa trẻ vẫn được bố mẹ nghèo giáo dục tốt và nên người. Không phải đứa trẻ nào sinh ra cũng được ngậm thìa vàng”, một người bình luận.
Người dùng có tài khoản Lý Khải đã để lại lời nhắn đầy gay gắt: “Nếu bố mẹ bạn cũng có suy nghĩ như thế thì chắc chắn bạn sẽ không có mặt ở đây”.
Những người chọn kết hôn nhưng không sinh con
Với sự phát triển của thời đại, suy nghĩ của người trẻ tuổi đang dần thay đổi. Suy nghĩ của cô gái trên không phải là trường hợp hiếm gặp ở Trung Quốc. Sinh năm 1930, năm nay Hứa Thanh Lan đã ngoài 30 tuổi. Cô làm việc chăm chỉ và có thu nhập tốt. Dẫu vậy, vợ chồng cô chưa khi nào có ý định sinh con.
Thấy con dâu lo lắng về tài chính, mẹ chồng đã tuyên bố: “Nếu sinh con, vợ chồng cô sẽ được một căn nhà và chiếc xe hơi. Sau khi sinh con, cô cũng không cần phải đi làm, gia đình sẽ chu cấp đầy đủ”.
Sau nhiều cân nhắc, cô vẫn quyết từ chối yêu cầu này của mẹ chồng. Cô cảm thấy nếu làm như vậy bản thân bị kiểm soát. Hứa Thanh Lan cho rằng công việc phản ánh giá trị. Bạn có thể có con nhưng không thể đánh đổi công việc như vậy.
“Chuyện sinh con không phải để hoàn thành nhiệm vụ. Tôi chưa sẵn sàng nên tôi không muốn đứa bé được sinh ra. Nuôi đứa trẻ là cả một quá trình, không thể nóng vội như vậy được”, cô bày tỏ.
Lối sống của Hứa Thanh Lan đang ngày càng phổ biến ở quốc gia có truyền thống đề cao sự hiếu thảo, trong đó sinh con là một nghĩa vụ quan trọng. Giờ đây, vợ chồng cô là một cặp trong ít nhất nửa triệu cặp đôi có chủ trương theo đuổi lối sống “DINK” (double income, no kids) – gấp đôi thu nhập, không sinh con
Theo cuộc khảo sát được The Paper thực hiện và đăng tải hồi cuối tháng 1, giới trẻ Trung Quốc tin rằng việc có một cuộc hôn nhân và một sự nghiệp là những điều kiện tiên quyết để có con. Bên cạnh đó, “sự đau đớn khi sinh con” cũng là lý do khiến phái nữ e ngại việc sinh nở.
Ngoài ra, cuộc khảo sát được thực hiện bởi bốn tổ chức hàng đầu như Hiệp hội Kế hoạch hóa Gia đình Trung Quốc và Đại học Kinh tế và Kinh doanh Thủ đô với những đối tượng là sinh viên đại học cũng cho rằng họ ưu tiên chọn sự nghiệp và muốn làm giàu trước khi lập gia đình.
Khác với thế hệ ông bà, cha mẹ, hầu hết những người được phỏng vấn cho biết họ không còn coi hôn nhân là một phần không thể thiếu của cuộc sống. Thay vào đó, giới trẻ Trung Quốc giờ đây tin rằng mục tiêu chính của hôn nhân là tinh thần và mức sống cao hơn. Vì thế, dù nhiều cặp đôi kết hôn, sống chung nhưng vẫn quyết định chưa hoặc không có con để có tài chính dư dả hơn, đặc biệt là khi chi phí sinh hoạt, giá nhà và chi phí học hành ngày càng tăng cao.
Để giải quyết tình trạng giảm tỷ lệ kết hôn và tỷ lệ sinh, trong những năm gần đây, chính quyền Trung Quốc đã đưa ra một loạt chính sách hỗ trợ cho các gia đình có con. Tuy nhiên hơn 40% số người được hỏi cho biết họ sẽ không thay đổi suy nghĩ không sinh con của mình chỉ vì những thay đổi gần đây.
Dẫn lời Mao Zhuoyan, giáo sư tại ĐH Kinh tế và Kinh doanh Thủ đô, The Paper cho biết kết quả cho thấy tâm lý của sinh viên đại học khi kết hôn khác biệt đáng kể so với những người đã kết hôn.
Vị này nói thêm thay đổi chính sách cần tính những thay đổi trong nhận thức của thế hệ hiện tại về hôn nhân và sinh con, và cần đặc biệt chú ý nhiều hơn đến những nhu cầu của phụ nữ.
Phụ nữ số