MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Apple hậu Steve Jobs: Đế chế bị ma ám

08-04-2014 - 13:14 PM |

Vì sao Apple không bao giờ quay trở lại thời hoàng kim được nữa?

Nội dung nổi bật:

- Lý thuyết vật lý học kinh doanh: Các doanh nghiệp không thể phát triển mãi mãi, và thỉnh thoảng họ phải đi ngang. Trong bất cứ hoàn cảnh nào và trong bất cứ thị trường nào vẫn luôn có các lực kéo công ty xuống ngang bằng với mức trung bình. 

- Những điều Apple đã làm được: Về cơ bản đã vi phạm lý thuyết vật lý học kinh doanh trong một thời gian rất dài. Apple sẽ không thể cưỡng lại lẽ thường đó, dù có Jobs đi nữa. Và khi ông ấy ra đi, việc trụ vững trên ngôi vị đỉnh cao của Apple càng trở nên khó khăn hơn.

-  Apple vẫn ở rất xa "số phận" đó: Công ty này có đến 146 tỷ USD tiền mặt và chẳng thể nào đột nhiên đóng cửa hoạt động được. Tuy nhiên, nếu nó đi ngang như dự đoán thì coi như số phận đã an bài.



Cựu phóng viên Thời báo phố Wall Yukari Iwatani Kane đã khuấy đảo cộng đồng công nghệ thế giới với cuốn sách của mình mang tựa đề, "Đế chế ma ám: Apple hậu Steve Jobs".

"Đế chế ma ám: Apple hậu Steve Jobs" 

Tác giả: Yukari Iwatani Kane

Cuốn sách phác họa hình ảnh của một công ty bế tắc về ý tưởng từ sau cái chết của vị lãnh đạo xuất chúng của họ.

Tất nhiên, bất cứ điều gì, dù chỉ khơi gợi đôi chút, rằng Apple đã chìm khuất dần khỏi ánh hào quang, đều khiến mọi người khó chịu.

Nhưng những điều được tác giả nữ này đề cập không phải là chuyện tào lao. Đế chế Apple dưới thời Steve Jobs trị vì là một cỗ máy được vận hành cực kỳ thành công. Từ iPod cho đến iPhone, iPad, Steve Jobs dường như đã tạo ra những sản phẩm hoàn hảo. 

Tuy nhiên không có gì là mãi mãi. Apple sẽ không thể cưỡng lại lẽ thường đó, dù có Jobs đi nữa. Và khi ông ấy ra đi, việc trụ vững trên ngôi vị đỉnh cao của Apple càng trở nên khó khăn hơn.

Kane nghĩ rằng Apple sẽ không bao giờ trở lại ngôi vương của sự sáng tạo được nữa. Bộ máy lãnh đạo hiện tại đang chèo lái công ty theo chiều hướng ít coi trọng văn hóa riêng của Apple hơn so với trước.

Trong cuốn sách của mình, Kane trích dẫn lời của giáo sư Harvard Gautam Mukunda, tác giả cuốn "Indispensable: When Leaders Really Matter" (Tạm dịch: Không thể thay thế: Khi lãnh đạo thực sự quan trọng), đã giải thích rằng ngay cả Apple cũng không miễn nhiễm với lý thuyết ông gọi là "vật lý học kinh doanh".

Lý thuyết này của Mukunda nói rằng các doanh nghiệp không thể phát triển mãi mãi, và thỉnh thoảng họ phải đi ngang.

Đề cập đến các yếu tố như sự tự mãn trong nội bộ và áp lực từ đối thủ cạnh tranh, Mukunda nói với Kane rằng, "Trong bất cứ hoàn cảnh nào và trong bất cứ thị trường nào vẫn luôn có các lực kéo công ty xuống ngang bằng với mức trung bình. Những điều Apple đã làm được về cơ bản đã vi phạm lý thuyết vật lý học kinh doanh trong một thời gian rất dài. Họ đã tạo ra một cỗ máy tối ưu hoàn mỹ".

Jobs đã nhào nặn Apple trở thành một người khổng lồ, bằng cách giới thiệu với thế giới những sản phẩm cách mạng, cùng thiết kế đẹp đến hoàn hảo như iPhone và iPad, và đưa chúng lên sân khấu với bài thuyết trình đầy mê hoặc, mà chỉ ông mới có thể tạo nên linh hồn của sản phẩm đó.


Hiện giờ, dưới sự lãnh đạo của CEO Tim Cook, Mukunda cho rằng: "Apple có thể trở thành một công ty tốt bình thường hoặc một công ty phi thường. Nhưng nó không thể là cả hai".

"Apple có thể trở thành một công ty tốt bình thường hoặc một công ty phi thường. 
Nhưng nó không thể là cả hai".


Dưới sự giám sát của Cook, Apple vừa báo cáo mức doanh số 58 tỷ USD trong quý đầu tiên của năm 2014, mức ghi nhận lớn nhất từng có trong một quý, và đem về doanh thu năm tài chính gần nhất đạt mức 170 tỷ USD. Năm 2010, con số này chỉ là 65 tỷ USD.

Tuy vậy, những con số này có thể gây hiểu lầm. Hãy nhìn vào Microsoft. Doanh số dưới thời CEO Steve Ballmar vẫn cứ tăng vù vù, vậy mà công ty này lại ngày càng không thích hợp với sự rộng lớn mảnh đất công nghệ.

Apple được cho là đang phát triển đồng hồ iWatch, một thiết bị y tế và theo dõi tập thể dục. Nếu đó là một cú hít lớn, nó sẽ chứng minh rằng, Kane và những người phản đối đã sai. Tức là Apple trong thời hậu Steve Jobs vẫn có thể đổi mới và sáng tạo nên các sản phẩm công nghệ đỉnh cao.

Còn nếu iWatch là một sản phẩm thất bại, điều đó thật sự rất tệ với Apple.

Các đối thủ cạnh tranh không bao giờ ngồi yên chờ đợi Apple làm điều gì đó. Facebook đang đầu tư vào tai nghe thực tế ảo, Amazon thì nghiên cứu về máy bay giao hàng. Ở Hội nghị TED 2014, CEO Googlee Larry Page còn nói về xe hơi tự lái và thiết bị khám chữa bệnh.

Cook liên tục nhắc đến Jobs, rằng ông ấy khuyên ông hãy điều hành Apple theo cách mà ông thấy phù hợp, chứ không phải như Jobs đã làm với Apple. Tuy nhiên, Cook đã tạo ra quá ít sự thay đổi cho sự vận hành của Apple

Trong cuộc phỏng vấn với trang Business Insider, Kane nói rằng hầu hết các giám đốc điều hành ở Apple trụ được khoảng 15 năm, và "không có ai có thể duy trì đỉnh cao mãi mãi".

Làm việc tại Apple không còn giống như những gì người ta thường nghĩ, Kane lập luận. Thay vì vào Apple, những tài năng trẻ tuổi ở Silicon Valley thích tự mở công ty hoặc làm việc ở những công ty khác. Các đối thủ cạnh tranh sẽ để mắt đến những nhân viên cũ từng bị Apple thu hút dưới triều đại của Jobs.


Mới đây Apple đã tuyển một số gương mặt mới thú vị, chẳng hạn như CEO Burbery Angela Ahrendts vào vị trí giám đốc bán lẻ. Tuy nhiên Kane cho rằng Cook đang quá thoải mái với hình tượng cũ của Apple từ trước đến giờ. Kane muốn Apple công khai thừa nhận rằng năm 2014 đã khác xa năm 2010, và khác với thời Jobs lãnh đạo.

Trong phần kết cuốn sách "Đế chế ma ám", Kane viết, Apple dưới triều đại thứ hai hậu Steve Jobs, "với mỗi thắng lợi mới, công ty lại tăng trưởng cao và cao hơn nữa. Nhưng sớm hay muộn thì lực hấp dẫn sẽ thắng", theo như luận điểm mà lý thuyết Mukunda đã đưa ra.

Apple có đến 146 tỷ USD tiền mặt và chẳng thể nào ngày mai lại đột nhiên đóng cửa hoạt động được.

Cho đến nay, phần lớn các nhà phê bình và nhà phân tích đều cho rằng các giả thuyết của Kane là quá bi quan. Nhưng chuyện gì xảy ra nếu cô ấy đúng? Apple đã dẫn đầu ngành suốt 15 năm. Đã có bất cứ trường hợp ngoại lệ nào mà một công ty có thể duy trì đỉnh cao quá lâu như vậy?

Đương nhiên, Apple vẫn ở rất xa "số phận" đó. Công ty này có đến 146 tỷ USD tiền mặt và chẳng thể nào đột nhiên đóng cửa hoạt động được.

Nhưng nếu nó đi ngang như Kane dự đoán thì coi như xong. Trong ngành công nghệ, nếu bạn không khiến người khổng lồ tiến lên, bạn sẽ bị nướng như một chiếc bánh mì.


Kiến Anh

kyanh

BusinessInsider

CÙNG CHUYÊN MỤC

XEM
Trở lên trên