'Quản' nhân viên: Học gì từ Putin và phim đình đám ‘Game of Thrones’ ?
Không có công ty nào dù lớn hay nhỏ có thể dành chiến thắng trong thời gian dài mà không cần những nhân viên đầy năng lượng- những người tin vào mục tiêu của công ty, hiểu được làm cách nào để đạt được nó.
- 22-05-2014Những ý tưởng quản trị ngược đời của các công ty trên thế giới
- 11-12-20137 bí quyết quản trị từ nữ tỷ phú Abigail Johnson
- 21-05-2014CEO hãng thời trang Levi’s: Ngừng giặt quần Jeans, cứu thế giới
- 21-05-2014Những đức tính tạo nên một 'Super CEO'
- 20-05-2014Chuyện nữ CEO sa thải chồng là người đồng sáng lập công ty
Nhiều quan điểm quản trị đồng ý rằng nhân viên là tài sản quan trọng nhất với một doanh nghiệp. Đây cũng là mối quan tâm hàng đầu của người quản lý trong việc nâng cao mức độ gắn kết, hiệu suất và thái độ làm việc.
Cựu chủ tịch kiêm CEO Jack Welch của hãng GE cho rằng không có công ty nào dù lớn hay nhỏ có thể dành chiến thắng trong thời gian dài mà không cần những nhân viên đầy năng lượng- những người tin vào mục tiêu của công ty và hiểu được làm cách nào để đạt được nó. Ông cho biết tất cả mọi giám đốc điều hành thành công đều hiểu nguyên tắc: Giữ tinh thần nhân viên ở mức cao là điều tối quan trọng đối với sự thành công của doanh nghiệp.
Vậy làm cách nào để các nhà lãnh đạo luôn duy trì được tinh thần và động lực với đội ngũ nhân viên của mình. Sau đây là nguyên tắc lãnh đạo độc đáo được các phóng viên tờ CEO rút ra từ tổng thống Putin và bộ phim đình đám Game of Thrones.
Nguyên tắc 1: Giao tiếp của người có quyền lực tối thượng
Bạn không cần phải trở thành tổng thống Nga mới có thể hiểu được những tác động bên ngoài có thể phá hủy tinh thần đội ngũ của bạn ra sao. Tổng thống Putin giải quyết tình huống này ra sao? Ông kiểm soát báo chí, mạng xã hội. Ông kiểm soát tất cả những con đường thông tin mà có khả năng làm suy yếu đi thông điệp của mình.
Điều này nghe có vẻ độc tài hơn là một nền dân chủ khi bạn để ý tới việc bao nhiêu nhân viên ủng hộ bạn dẫn dắt họ. Tuy nhiên việc kiểm soát tin tức cũng có những mặt tích cực và hạn chế bớt các tác nhân gây nhiễu. Tất nhiên không ai đề nghị bạn phải dừng hết tất cả những thông tin bất lợi, không tốt nhưng là người đứng đầu, bạn phải có trách nhiệm với tác động của các tin tức và bối cảnh người khác sẽ hiểu về nó.
Lấy dẫn chứng về Disney, một số người cho rằng chính sách kiểm soát tin tức của công ty là biểu hiện của sự độc tài nhưng không thể phủ nhận hiệu quả của nó. Mục đích của đế chế này là tạo ra môi trường hạnh phúc, tích cực đối với các thành viên cũng như khách tham quan. Họ kỳ vọng bất kỳ tin tức báo chí tiêu cực xâm nhập vào công viên Disney được tối thiểu hóa hoặc loại bỏ hoàn toàn nhằm sự gắn kết cao độ giữa các thành viên. Như một kết quả của cảm giác gắn kết tại nơi làm việc, các nhân viên của họ được cách ly khỏi những áp lực khó chịu bên ngoài từ đó tập trung hơn vào nhiệm vụ được giao.
Nhà lãnh đạo nên:
Dẫn dắt câu chuyện: Khi có vài điều tồi tệ xảy ra, hãy công bố nó trước khi bất kỳ ai khác có cơ hội. Điều này không chỉ tạo cảm giác minh bạch ở hiện tại mà việc dẫn dắt câu chuyện đem đến cho bạn cơ hội trực tiếp đưa nó vào con đường có lợi cho công ty, tổ chức.
Chiến đấu với kẻ thù: Là người dẫn đầu bạn nên đoàn kết các thành viên để chống lại một kẻ thù chung. Đó có thể là công ty cạnh tranh hay một bộ phận đối thủ.
Giữ hòa bình: Hãy duy trì một thông điệp chung. Đừng tranh cãi tại nơi công cộng với những nhà lãnh đạo khác. Những bất đồng nên để lại sau cánh của phòng họp và hãy để đội ngũ của bạn thấy rằng các nhà lãnh đạo cùng thống nhất và đi theo một chỉ dẫn chung.
Nguyên tắc 2: Củng cố sức mạnh ngôi nhà của bạn
“Game of Thrones” là loạt phim bom tấn với nội dung xoay quanh câu chuyện 7 gia đình quý tộc đấu tranh giành quyền kiểm soát vùng đất huyền thoại Westeros. Hai nguyên tắc then chốt cần nhớ để “chơi” Game of Thrones bao gồm: (1) Tích lũy sức mạnh bất kể giá nào và (2) Đảm bảo gia đình bạn lớn mạnh thậm chí phải tốn kém sức mạnh.
Không chỉ trong Game of Thrones, điện ảnh Mỹ cũng đã có nhiều tác phẩm khắc họa tính hai mặt trên nhằm đề cao sức mạnh cộng đồng, gia đình. Suy nghĩ gia đình là trên hết cũng định hình hành vi của con người. Bản năng bảo vệ mọi người trong cộng đồng nơi sinh ra được thể hiện qua những hành động như: Chúng ta trở nên phòng thủ khi ai đó nói xấu quê hương, chúng ta đứng bên nhau ủng hộ đội bóng yêu thích đến trận đấu cuối cùng, chúng ta cảm thấy tình thân khi bắt gặp người có tiếng nói quê hương giữa một đất nước xa lạ,…
Đặt trong bối cảnh gia đình, sức mạnh tinh thần đem lại sự tự tin, nhiệt tình và tính kỷ luật để phục vụ cho mục tiêu chung còn lớn hơn cả mục tiêu cá nhân. Tuy nhiên điều này lại chưa được chú trọng tại phần lớn các doanh nghiệp nhằm tận dụng sức mạnh của nó vào công việc. CEO Tony Hseih của hãng Zappos là một trong số ít nhà lãnh đạo tiến hành xây dựng văn hóa công ty theo tinh thần một gia đình. Không khó để có thể thấy các bộ phận tại đây giống như một gia đình nhỏ trong một đại gia đình, cho đến việc bố trí trang trí văn phòng với quầy bia, góc giải trí hay bất cứ thứ gì có thể củng cố tinh thần gắn kết đều được ủng hộ.
Nhà lãnh đạo nên:
Đứng lên hô hào: Hãy bắt đầu xây dựng những sự kiện nhỏ ít ảnh hưởng tới hiệu quả kinh doanh nhưng có nhiều lợi ích trong việc kết nối mọi người trong công ty.
Xây dựng biểu tượng chung: Tạo ra biểu tượng hay một phương châm chung cho tổ chức, công ty. Xét ở tầm cao hơn hãy nghĩ đến việc không chỉ là logo mà còn là nền văn hóa, những giá trị chung của công ty.
Chia sẻ điểm chung: Hãy bắt đầu từ một kênh kỹ thuật số hay một bảng tin chia sẻ những bài viết, ý tưởng hay câu chuyện cười ngẫu nhiên.