Quảng Nam tăng tốc chuyển đổi số ở mọi lĩnh vực
Tỉnh Quảng Nam khai trương Hệ thống du lịch thông minh tỉnh Quảng Nam tại website “quangnamtourism.com.vn” và app “Quang Nam Tourism”. Ảnh: Thành Vân.
Xác định chuyển đổi số là động lực mạnh mẽ trong phát triển kinh tế - xã hội trong giai đoạn tới, tỉnh Quảng Nam đã và đang triển khai nhiều chương trình, hoạt động thúc đẩy phát triển chuyển đổi số ở mọi lĩnh vực.
- 27-05-2022Facebook trả 9,2 triệu đồng cho một số người dùng từng được ‘tag’ vào ảnh trên nền tảng
- 27-05-2022Bước ngoặt của những gã khổng lồ công nghệ
- 27-05-2022Hải Phòng mở cổng đăng ký tạo thuận tiện cho người dân, doanh nghiệp dùng tên miền .VN
Hỗ trợ doanh nghiệp chuyển đổi số
Hai năm qua, hoạt động của doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Quảng Nam phải đối mặt với nhiều khó khăn thách thức khi dịch COVID-19 kéo dài. Tuy nhiên, cũng chính trong bối cảnh đầy thách thức này, làn sóng chuyển đối số trong doanh nghiệp để thích nghi với tình hình sản xuất kinh doanh trong đại dịch trên địa bàn tỉnh lại được thúc đẩy mạnh mẽ hơn.
Có thể nói, chuyển đổi số được xác định là hướng phát triển của hầu hết các doanh nghiệp trong quá trình phát triển, hội nhập. Tuy nhiên, việc chuyển đổi số của doanh nghiệp tỉnh Quảng Nam vẫn còn gặp nhiều lúng túng, đặc biệt là đối với bộ phận doanh nghiệp nhỏ và vừa.
Ông Trần Quốc Bảo, Chủ tịch Hiệp hội doanh nghiệp Quảng Nam cho biết, công tác chuyển đổi số trong giai đoạn hiện nay được xem như là một phong trào chuyển đổi số. Tuy nhiên, đối với các doanh nghiệp, đây là một câu chuyện khó về quy mô, tính chất.
"Đối với doanh nghiệp lớn họ sẽ tập trung cải thiện về các thủ tục hành chính liên quan đến quản trị điều hành, còn những doanh nghiệp khởi nghiệp, nhỏ và vừa thì mức độ để tiếp cận chuyển đổi số thì mới mang tính chất sơ khai. Nghĩa là sử dụng công nghệ để quảng bá hình ảnh và bán hàng, còn để quản trị thì hiện nay chỉ có doanh nghiệp lớn", ông Bảo chia sẻ.
Theo ông Bảo, muốn chuyển đổi số toàn diện, doanh nghiệp phải bỏ ra một khoản kinh phí nhất định, thứ hai là nguồn nhân lực để điều hành chuyển đổi số cũng là một vấn đề cần được tính đến.
Liên quan đến vấn đề này, ông Hồ Quang Bửu, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam cho biết, tỉnh sẽ hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa trong việc thực hiện chuyển đổi số nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh, nâng cao năng lực và lợi thế cạnh tranh, tạo ra các giá trị mới cho doanh nghiệp, góp phần phát triển kinh tế số trên địa bàn tỉnh.
Theo đó, Quảng Nam đặt ra mục tiêu từ nay đến năm 2025, có tối thiểu 1.000 lượt doanh nghiệp hợp tác xã, hộ kinh doanh được tham gia các hội thảo, khóa đào tạo, tập huấn để nâng cao nhận thức về chuyển đổi số; phấn đấu 40% doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh ứng dụng các hình thức thương mại điện tử; 50% doanh nghiệp có Website riêng để quảng bá thương hiệu, sản phẩm; hỗ trợ tối thiểu 100 doanh nghiệp thử nghiệm các nền tảng số để chuyển đổi số.
Để đạt được mục tiêu trên, ông Bửu cho biết, tỉnh Quảng Nam sẽ đẩy mạnh công tác tuyên truyền nâng cao nhận thức về chuyển đổi số doanh nghiệp; triển khai các khóa tập huấn, đào tạo về chuyển đổi số cho doanh nghiệp; tổ chức đào tạo chuyên sâu theo quy mô, giai đoạn, lĩnh vực, nền tảng chuyển đổi số cụ thể…
Cùng với đó, tỉnh Quảng Nam sẽ tìm kiếm, đánh giá, lựa chọn các doanh nghiệp tiềm năng, ưu tiên lĩnh vực sản xuất, chế biến, nông nghiệp, du lịch… để hỗ trợ chuyển đổi số; triển khai các gói hỗ trợ chuyển đổi số chuyên biệt cho từng doanh nghiệp sau khi được đánh giá và lựa chọn; tăng cường cung cấp các dịch vụ công trực tuyến mức độ 3, 4 liên quan đến hoạt động của doanh nghiệp.
Ngoài ra, tỉnh cũng tổ chức các hoạt động tư vấn, giới thiệu, kết nối các doanh nghiệp có nhu cầu với các doanh nghiệp cung cấp giải pháp chuyển đổi số để triển khai thử nghiệm, tiến tới triển khai chính thức các giải pháp nền tảng; hỗ trợ doanh nghiệp ứng dụng thương mại điện tử điển hình, tham gia các sàn thương mại điện tử, website có chức năng thương mại điện tử, kết nối, liên kết với các sàn giao dịch kết nối cung - cầu theo từng ngành/lĩnh vực...
Áp dụng công nghệ trong xúc tiến đầu tư
Theo Ban Quản lý Khu kinh tế và các khu công nghiệp tỉnh Quảng Nam, đến năm 2025, Ban Quản lý phấn đấu đạt 80% dịch vụ công trực tuyến mức độ 4 được cung cấp trên nhiều phương tiện truy cập khác nhau, bao gồm cả thiết bị di động; 90% hồ sơ công việc của Ban Quản lý được xử lý trên môi trường mạng (trừ hồ sơ công việc thuộc phạm vi bí mật nhà nước).
Cùng với đó, 100% báo cáo định kỳ, báo cáo thống kê phục vụ sự chỉ đạo, điều hành của UBND tỉnh được thực hiện qua hệ thống thông tin báo cáo của tỉnh; xây dựng và triển khai hệ thống thông tin thuộc lĩnh vực quản lý của Ban Quản lý; tích cực tham gia kết nối, chia sẻ dữ liệu trên hệ thống thông tin của tỉnh, góp phần cung cấp dịch vụ công kịp thời, nhanh chóng và hiệu quả…
Lãnh đạo Ban Quản lý Khu kinh tế và các khu công nghiệp tỉnh Quảng Nam cho biết, đơn vị đang xây dựng phần mềm cơ sở dữ liệu quản lý doanh nghiệp và phục vụ công tác xúc tiến đầu tư. Phần mềm này nhằm ứng dụng công nghệ thông tin vào phục vụ công tác quản lý điều hành của Ban Quản lý một cách hiệu quả nhất; hỗ trợ công tác tra cứu, thống kê báo cáo trên nền bản đồ số.
Đặc biệt, hỗ trợ các nhà đầu tư tiềm năng tìm hiểu, nghiên cứu thông tin, vị trí địa lý, hoạch định chiến lược đầu tư, tìm kiếm đối tác, tạo nên kênh thông tin tương tác giữa nhà đầu tư và cơ quan quản lý nhà nước.
Mới đây, trong kế hoạch phục hồi kinh tế giai đoạn 2021-205 của tỉnh Quảng Nam, Chủ tịch UBND tỉnh Lê Trí Thanh cho biết, tỉnh sẽ ưu tiên chuyển đổi số để thúc đẩy phục hồi và phát triển các lĩnh vực giáo dục, xúc tiến du lịch, thương mại thương mại điện tử, các giải pháp số trong lưu thông hàng hóa, vận tải hành khách, hình thức tổ chức đấu giá quyền sử dụng đất phù hợp...
Nâng cao hiệu quả hoạt động khuyến nông, khuyến công về hướng dẫn chuyển giao công nghệ, xây dựng các mô hình trình diễn kỹ thuật sản xuất, hỗ trợ đăng ký nhãn hiệu hàng hoá, xây dựng thương hiệu sản phẩm.
Cùng với đó, áp dụng các chính sách hỗ trợ về đổi mới công nghệ, khởi nghiệp đổi mới sáng tạo, sở hữu trí tuệ, năng suất chất lượng... có hiệu quả nhằm góp phần hỗ trợ các doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh giải quyết khó khăn, phục hồi và phát triển sản xuất kinh doanh.
Ngoài ra, tỉnh Quảng Nam tiếp tục phát triển hạ tầng kết nối băng thông rộng chất lượng cao, chú trọng bảo đảm kết nối tại các cơ sở y tế, khu cách ly, khu công nghiệp, thương mại, du lịch, dịch vụ, cơ quan nhà nước, trường học, nơi tập trung dân cư mật độ cao...
Nhà đầu tư