MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Quốc gia khởi nghiệp và câu chuyện chỉ một cánh tay hồi đáp

Chỉ một cánh tay được giơ lên như lời đáp lại câu hỏi “Ai trong số các bạn muốn khởi nghiệp?” của ông John.A.Quelch, Giáo sư trường Kinh doanh Harvard.

John.A.Quelch là giáo sư trường Kinh doanh Harvard. Ông được mệnh danh là Thầy phù thuỷ thương hiệu. Vừa qua, ông có một buổi nói chuyện tại hội thảo CEO Summit 2016: Marketing đột phá nhằm giúp cho các doanh nghiệp Việt Nam xác định được xu hướng marketing, tiếp thị toàn cầu, từ đó lựa chọn ứng dụng phù hợp cho mục tiêu tăng trường của doanh nghiệp.

Vị giáo sư người Mỹ này sau khi chia sẻ và phân tích những ví dụ đã đưa ra một câu hỏi cho các doanh nghiệp bên dưới: “Ai trong số các bạn muốn khởi nghiệp?”. Và ông đã rất bất ngờ khi chỉ một cánh tay giơ lên.

Không tin vào mắt mình, ông lặp lại câu hỏi này lần thứ 2, thứ 3 với giọng đầy khích lệ. Tuy nhiên, ông không giấu được vẻ thất vọng vì vẫn chỉ là cánh tay ấy.

Chủ nhân của cánh tay là một người đàn ông trẻ đã thất bại với chuỗi bán đồ ăn Nhật ở miền Nam.

Chúc mừng bạn vì bạn dám thừa nhận thất bại, người Mỹ khác với người châu Á là họ không sợ “quê” khi thừa nhận điều này. Nguyên nhân khiến bạn thất bại có thể là do vào thời điểm ấy ý tưởng còn quá mới, chưa được thiên thời địa lợi nhân hoà, tuy nhiên, khi bạn dám nhìn nhận và quyết tâm khởi nghiệp, đấy là điều đáng mừng” – Vị giáo sư cho biết.

Giáo sư John cho rằng các doanh nghiệp Việt Nam phải có tinh thần khởi nghiệp vì “vào hang cọp mới bắt được cọp con”. Do đó, nếu doanh nghiệp nào có ý tưởng thì hãy suy nghĩ xem có làm được độc lập không rồi sau đó tìm cách chia sẻ hoặc bán lại cho các công ty lớn. Có thể ban đầu các công ty này sẽ từ chối nhưng, vị giáo sư nhấn mạnh, dù gì cũng phải có người dám phá cách, tiên phong thực hiện, muốn thách thức trật tự của các tập đoàn lớn thì phải có người dám khởi nghiệp.

“Điều này khiến cho các công ty lớn bị cạnh tranh, nhưng như vậy cần nhiều cánh tay hơn nữa chứ không chỉ là một như lúc nãy” – Giáo sư John kết luận.

Câu chuyện trên nếu đặt trong bối cảnh mục tiêu trở thành quốc gia khởi nghiệp của Việt Nam là rất đáng suy ngẫm.

Theo một nghiên cứu mới đây, Việt Nam xếp thứ 7 trong những quốc gia có tinh thần khởi nghiệp cao nhất thế giới. Nhưng dù tinh thần cao song tỷ lệ khởi nghiệp vẫn chưa tương xứng. Thậm chí, cũng ít khi bộc lộ ra bên ngoài, như câu chuyện của cánh tay đơn độc trong hội thảo CEO Summit trên. Theo thống kê trong năm 2014, tỷ lệ khởi nghiệp của Việt Nam chỉ dừng ở con số 2%, giảm so với mức 4% của năm 2013. Nguyên nhân giảm sút chủ yếu xuất phát từ tâm lý lo lắng, ngại sự phản đối từ bạn bè, gia đình… Dù vậy, như giáo sư John đã nói “ không vào hang cọp làm sao bắt được cọp con?”.

Đình Phương

Trí Thức Trẻ

CÙNG CHUYÊN MỤC

XEM
Trở lên trên