MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Quy tắc 'sống còn' nơi công sở: 3 hiểu lầm mà 99% nhân viên thường mắc phải, đừng hỏi tại sao mãi không thăng tiến

21-02-2022 - 07:36 AM | Sống

Quy tắc 'sống còn' nơi công sở: 3 hiểu lầm mà 99% nhân viên thường mắc phải, đừng hỏi tại sao mãi không thăng tiến

Để có thể thăng tiến trong công việc và "sống sót" nơi công sở, ngoài khả năng, bạn cần phải tránh những hiểu lầm này để có thể tồn tại.

Chốn công sở thực chất là là một xã hội thu nhỏ với đủ người tốt, xấu, thật, giả. Khác với môi trường học đường, nơi làm việc là đầy rẫy những thử thách, có người sa ngã mà bị đào thải, cũng có người ''tái sinh'' từ đống tro tàn.

Ở nơi làm việc này, những người chiến thắng luôn có quy tắc tồn tại riêng và người thua cuộc thì luôn viện cớ cho các lý do. Để ''sống sót'' ở nơi làm việc thật không dễ dàng!

Vì thế dù bạn đang làm việc ở lĩnh vực nào, vị trí nào thì 3 hiểu lầm phổ biến dưới đây đều đáng để bạn lưu tâm.

1. Luôn suy nghĩ làm thêm công việc này được bao nhiêu tiền?

Nhiều người luôn đặt câu hỏi làm thêm việc này thì được trả bao nhiêu tiền, tại sao làm nhiều việc những vẫn bị trả lương thấp, mức lương này có đủ xứng đáng không, nếu làm thêm những việc này cũng chẳng được tăng lương...

Đây là câu hỏi có thể quen thuộc nếu bạn nghe được hoặc những dòng suy nghĩ đôi khi vẫn tồn tại trong đầu bạn. Suy cho cùng, việc làm thêm không phải để làm từ thiện, nên chúng ta có quyền đòi hỏi từ phía người lãnh đạo.

Quy tắc sống còn nơi công sở: 3 hiểu lầm mà 99% nhân viên thường mắc phải, đừng hỏi tại sao mãi không thăng tiến - Ảnh 1.

Tuy nhiên nếu bạn luôn suy nghĩ về điều này và coi đây là ý nghĩa thực sự nơi làm việc thì đừng hỏi tại sao bạn không thể thăng tiến. Đây có thể là một suy nghĩ thông minh nhưng thực chất chất nó có thể dẫn đến những hành động bất lợi. Lý do là bạn chưa tìm ra được logic của việc thăng chức và tăng lương.

Trong môi trường làm việc, bạn phải hiểu bạn không chỉ làm việc cho sếp mà còn làm để khẳng định năng lực và phát triển bản thân. Sếp chỉ dùng những đồng lương ít ỏi để đổi lấy những lợi ích trước mắt mà bạn đem lại. Song bạn đang cầm tiền lương và tích luỹ những giá trị lâu dài cho chính bản thân mình. Những kinh nghiệm hay mối quan hệ bạn xây dựng trong quá trình làm việc... tất cả đều theo bạn mãi mãi.

Nếu bạn muốn thăng chức và tăng lương thì khả năng của bạn trong công việc là thước đo quyết định tất cả. Khi bạn vượt qua được những kỳ vọng của cấp trên, chuyện tăng lương sẽ không còn là vấn đề.

2. Không tìm kiếm các cơ hội để được thăng tiến

Quy tắc sống còn nơi công sở: 3 hiểu lầm mà 99% nhân viên thường mắc phải, đừng hỏi tại sao mãi không thăng tiến - Ảnh 2.

Nhiều người luôn có suy nghĩ rằng nếu không ở chức vụ này thì không nên đặt câu hỏi và tìm hiểu về nó để nhằm giữ an toàn cho bản thân.

Song nơi làm việc như một chiến trường, muốn giành được thắng lợi, bạn cần phải thoát khỏi những giới hạn.

Nepoléon đã từng nói: ''Một người lính mà không muốn trở thành một vị tướng đó không phải là người lính tốt''. Ở nơi làm việc, nếu bạn không có ý muốn trở thành người lãnh đạo thì tất yếu bạn chỉ là một người nhân viên, thậm chí còn dễ dàng bị sa thải.

Muốn được thăng tiến trong công việc đừng nằm trong vùng an toàn của bản thân, hãy bước ra khỏi những ranh giới để có thể theo kịp những người có năng lực trong công ty.

Chắc chắn đa số những người giỏi hơn bạn ở nơi công sở đều là những lãnh đạo của bạn, vì vậy bạn cần học cách suy nghĩ ở vị trí của người lãnh đạo và hoàn thành tốt công việc được giao, chỉ có vậy mới mang lại sự phát triển nhanh chóng.

3. Lén lút nhảy việc

Quy tắc sống còn nơi công sở: 3 hiểu lầm mà 99% nhân viên thường mắc phải, đừng hỏi tại sao mãi không thăng tiến - Ảnh 3.

Khi công việc không suôn sẻ, sự phát triển luôn chậm trễ, dân công sở luôn quan niệm: Nếu không hiệu quả thì ''nhảy'' việc

Khi bạn quyết định rời bỏ công việc và tìm kiếm những cơ hội mới, đa số các lựa chọn theo thói quen là: cưỡi lừa để đi tìm ngựa

Những kiểu suy nghĩ này có thực sự là hiệu quả? Khi bạn quyết định thay đổi vì không thấy hiệu quả, bạn cần phải tìm hiểu xem đó là công việc không hiệu quả hay khả năng bạn không thể.

Nếu đó là một công việc không hiệu quả, bạn có thể giải quyết từ đầu và khắc phục nó. Đây chính là cơ hội để bạn chứng tỏ bản thân, cơ hội để thăng chức và tăng lương.

Nếu khả năng của bạn không đủ để giải quyết công việc này thì khi thay đổi công việc bạn vẫn sẽ gặp phải những vấn đề đó tại môi trường mới.

Đối với người không biết bơi, việc thay đổi hồ bơi chỉ là vô ích. Vì việc thay đổi môi trường không thể giải quyết vấn đề cơ bản là khả năng của bạn không thể làm được điều này, như ''người nghèo sử dụng vách đá để để tự tử còn người giàu sử dụng vách để để nhảy bungee (trò chơi mạo hiểm). Công việc là những thực tế yêu cầu bạn phải đáp ứng vì thế bạn phải học cách nghĩ khác. Với tinh thần làm chủ công ty, hãy nghĩ đến những giải pháp khác tốt hơn thay vì rời bỏ công ty để tìm kiếm môi trường khác.

Khi bạn lén lút ''cưỡi lừa tìm ngựa'', đừng tự mãn và nghĩ rằng vẫn còn lối thoát và sự đảm bảo. Ngay khi bạn sẵn sàng rời đi, toàn bộ công ty đều biết điều đó. Vì thái độ làm việc, sự buông thả và cách cư xử của bạn đều dễ dàng phát hiện.

Trong thời gian ngắn thì những lời đồn sẽ đến tai lãnh đạo của bạn và bạn có thể tưởng tượng được hậu quả.

Việc thay đổi công việc không phải là vấn đề lớn, hãy giữ thái độ chuẩn mực khi vẫn còn làm việc tại công ty. Khi việc thuyết phục ở lại không thành, người lãnh đạo sẽ mở lối đi cho bạn và bạn không phải lén lút ''nhảy" việc.

Theo Aboluowang

https://cafef.vn/quy-tac-song-con-noi-cong-so-3-hieu-lam-ma-99-nhan-vien-thuong-mac-phai-dung-hoi-tai-sao-mai-khong-thang-tien-20220219102305926.chn

Đinh Anh

Trí Thức Trẻ

CÙNG CHUYÊN MỤC

XEM
Trở lên trên