Ra quầy rút 2 triệu đồng bị ngân hàng đòi phí thủ tục hơn 2,6 triệu, người đàn ông chưng hửng: "Thà không rút còn hơn"
Đến ngân hàng rút khoản tiết kiệm mà phải chịu phí thủ tục cao hơn số tiền rút, liệu bạn có chấp nhận giao dịch?
- 17-08-2023Ra ngân hàng rút tiền thì bị "lẫn" cả tiền giả, người đàn ông Trung Quốc tá hỏa mang đi kiểm tra: Sai lầm ở bước nào?
- 21-03-2023Tin lời quảng cáo đặt cọc căn hộ hướng công viên nước, 1 tuần sau người mua xứ tỷ dân đã tá hoả đòi rút tiền vì lý do không ngờ
- 07-03-2023Ngân hàng Mỹ báo động vì chiêu dùng keo dán đánh cắp tiền tại ATM: Đi rút tiền mà gặp dấu hiệu này thì dừng lại ngay!
Mới đây, ngày 3/11, trong một ngân hàng ở quận Củng Thự thuộc thành phố Hàng Châu (Chiết Giang, Trung Quốc), một người đàn ông đến quầy làm thủ tục rút tiền tiết kiệm.
Đáng chú ý là số tiền tiết kiệm này thuộc về bà nội quá cố của người đàn ông. Bà của anh mới qua đời cách đây không lâu, biết bà có một khoản tiết kiệm nhỏ, chỉ 600 NDT (hơn 2 triệu đồng), nên anh muốn rút ra hết và yêu cầu ngân hàng khóa tài khoản này.
Người đàn ông vốn biết bản thân anh không phải chủ tài khoản nên đã đến cục cảnh sát địa phương xin xác nhận một ít giấy tờ thân nhân liên quan rồi mới mang đến ngân hàng. Thế nhưng tại quầy giao dịch, nhân viên lại yêu cầu anh chi trả khoản tiền 800 NDT (hơn 2,6 triệu đồng) để làm giấy tờ có công chứng.
Vậy người thân muốn rút tiền của người đã mất tại ngân hàng cần phải có những loại giấy tờ gì?
Tối ngày 3/11, phóng viên địa phương thành phố Hàng Châu đã liên hệ bộ phận chăm sóc khách hàng của ngân hàng có liên quan. Phía nhân viên giải thích như sau:
“Người thừa kế hàng thứ nhất (bao gồm bố mẹ, vợ/chồng, con cái) có thể rút tiền trong tài khoản ngân hàng của người đã mất, nếu hạn mức dưới 50.000 NDT (hơn 168 triệu đồng) thì chỉ mất một khoản phí nhỏ, không cần cung cấp giấy tờ công chứng, chỉ cần có giấy chứng tử và hồ sơ chứng nhận có quan hệ thân nhân (hộ khẩu, giấy đăng ký kết hôn, giấy khai sinh…) là có thể xử lý hồ sơ trực tiếp tại quầy”.
Theo đó, phía ngân hàng cho biết số tiền 800 NDT là chi phí thủ tục công chứng làm theo quy trình vì người đàn ông không thuộc hàng thừa kế thứ nhất, mà chỉ là cháu của người mất mà thôi.
“Quan hệ người thân và giấy tờ liên quan đều có đủ và hợp lệ. Rút chỉ có 600 tệ mà lại bắt trả 800 tệ tiền phí. Vậy rút để làm gì? Thà không rút còn hơn!”, người đàn ông chia sẻ.
Người đàn ông đã chia sẻ câu chuyện rút tiền tại quầy ngân hàng “dở khóc dở cười” của mình lên mạng xã hội. Cư dân mạng bàn luận xôn xao, nhiều người đồng cảm với anh và chỉ trích phía ngân hàng, cũng có không ít người đồng tình với cách làm của ngân hàng.
- Quy trình làm việc như vậy có quá cứng nhắc hay không? Dù gì cũng chỉ là một số tiền nhỏ trong tài khoản ngân hàng, người nào rút cũng được mà.
- Rút tiền tiết kiệm mà lại bị lỗ, thật không thể tin được. Nhưng nếu không rút thì lại uổng phí, 600 tệ tuy không đáng kể nhưng cũng là tiền.
- Ngân hàng làm việc như vậy cũng có cái lý của họ, không thể xử lý qua loa. Số tiền tiết kiệm kia mặc dù nhỏ, nhưng một khi đã nằm trong hệ thống quản lý của ngân hàng thì phải đi theo quy trình.
Hiện vẫn chưa có thông tin liệu người đàn ông có chấp nhận quy trình này của ngân hàng mà rút ra số tiền tiết kiệm của bà nội anh hay không.
Nhân viên của ngân hàng cũng chia sẻ thêm với phóng viên: “Vì tiền đã gửi vào hệ thống và có giấy tờ đàng hoàng nên chúng tôi không thể làm qua loa. Nếu sau này người thụ hưởng quay ra kiện tụng vì một sai sót nào đó thì thật sự khó khăn với chúng tôi. Do đó, vẫn nên làm theo quy trình thì hơn”.
Đồng thời, nhân viên cũng nói rằng phía gia đình của người đã mất có thể chọn người thuộc hàng thừa kế thứ nhất ra quầy làm thủ tục, vậy thì mọi chuyện sẽ dễ dàng hơn rất nhiều.
Nguồn: Sohu
Phụ nữ mới