MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Ranh giới sinh tử của người bị huyết áp chính là ăn uống, lối sống: Đây là 'phao cứu sinh'

26-12-2017 - 09:11 AM | Sống

Bệnh cao huyết áp đang ngày càng phổ biến, và là yếu tố liên quan đến các bệnh tim mạch, mạch máu não, gây ra cái chết. Những bí quyết vàng sau đây là điều bạn không nên bỏ qua.

Người bị bệnh cao huyết áp , cần tuân thủ nguyên tắc ăn uống để "giữ mệnh"

Bài viết này giới thiệu cho bạn biết vì sao lại bị cao huyết áp, triệu chứng, các giải pháp phù hợp nhất để ăn uống, tập luyện, nghỉ ngơi và cách phòng bệnh tốt nhất.

Huyết áp cao là triệu chứng phát triển tùy người, mỗi người mỗi khác. Ở giai đoạn đầu, gần như không có triệu chứng hoặc có nhưng không rõ ràng, thường xuất hiện cảm giác đau đầu, chóng mặt, xoay cổ khó khăn, mệt mỏi, đánh trống ngực…

Có những người chỉ xuất hiện cao huyết áp ở trong các tình huống như mệt mỏi, căng thẳng tinh thần, tâm trạng bất ổn. Nhưng nếu nghỉ ngơi, huyết áp sẽ bình thường trở lại. Cùng với thời gian phát triển bệnh kéo dài, huyết áp sẽ tăng dần lên, đến một ngày chúng sẽ bắt đầu xuất hiện các triệu chứng rõ ràng hơn. Thời điểm này, chính thức được gọi là bệnh cao huyết áp tăng chậm.

Bệnh cao huyết áp mạn tính có triệu chứng lâm sàng thường gặp bao gồm đau đầu, chóng mặt, khó tập trung, giảm trí nhớ, tê bì tay chân, tăng tiểu đêm, đánh trống ngực, tức ngực và mệt mỏi.

Các triệu chứng của huyết áp cao và mức cân bằng huyết áp có sự liên quan nhất định, hầu hết các triệu chứng có thể trầm trọng hơn sau khi gắng sức làm việc gì đó hoặc trong trạng thái căng thẳng, huyết áp có thể tăng nhanh chóng sau khi vận động vào buổi sáng sớm, xuất hiện chứng bệnh cao huyết áp, dẫn đến tai biến tim mạch và mạch máu não xảy ra vào lúc sáng sớm.

Người bị bệnh cao huyết áp thì ăn uống cần phải chú ý cẩn thận, vì đây là căn bệnh phổ biến có liên quan đến lối sống, nếu không có thói quen sống lành mạnh thì sẽ rất dễ dẫn đến mắc bệnh cao huyết áp. Đây cũng là căn bệnh có tính di truyền cao.

Người mắc bệnh có thể ăn rất nhiều món ăn hỗ trợ giảm nhẹ tình trạng bệnh, nhưng cũng có nhiều loại thức ăn tuyệt đối không nên "đụng đũa", điều này vô cùng quan trọng.

Sau khi phát hiện thấy bản thân bị cao huyết áp thì bạn nên sử dụng thuốc điều chỉnh huyết áp ngay tức thì. Do uống thuốc có thể dẫn tới những tác dụng phụ không tốt cho sức khỏe, nên bạn cần xem xét về loại thuốc mà mình đang uống.

Sau đây là những lời khuyên từ chuyên gia giúp bạn ghi nhớ, áp dụng và cải thiện tình trạng huyết áp của bản thân, phòng ngừa huyết áp tăng cao.

Những thực phẩm người cao huyết áp không nên ăn

1. Thịt chó

Thịt chó là món ăn có tính ấm, là một món ăn đại bổ dưỡng. Tuy nhiên người cao huyết áp sau khi ăn món này sẽ làm cho huyết áp tăng cao, có thể gây ra mạch máu não bị vỡ, vì vậy đây là món ăn không được khuyến khích ăn.

Ngoài những bệnh nhân bị tăng huyết áp, nhóm người có bệnh tim mạch, mỡ máu, bệnh lao, bệnh về đường tiêu hóa thì đều không nên ăn. Thịt chó điên có chứa vi khuẩn bệnh dại, nên sẽ là thực phẩm cấm được sử dụng. Thịt chó chưa được nấu chín cũng không nên ăn.

2. Canh gà

Giá trị dinh dưỡng của món canh gà rất cao, bao gồm các món gà nấu dạng nước, nếu ăn quá nhiều sẽ làm tăng cholesterol và huyết áp. Vì vậy, không thể mù quáng xem canh gà như một sản phẩm dinh dưỡng để bồi bổ cho bệnh nhân, đặc biệt là những người có bệnh huyết áp cao, lời khuyên là không nên ăn canh gà.

Nếu không, nó sẽ chỉ làm trầm trọng thêm tình trạng bệnh, có hại cho cơ thể. Bệnh nhân tăng huyết áp khi ăn canh gà, không chỉ gây ra xơ vữa động mạch mà còn làm cho huyết áp tiếp tục tăng, rất khó để giảm xuống.

3. Bánh ngọt

Tại sao lại không thể ăn bánh ngọt?

- Chiếc bánh ngọt trông đẹp, hương vị thơm ngon, nhưng nếu ăn thường xuyên có thể làm tăng nồng độ cholesterol lipoprotein mật độ thấp trong máu, từ đó sẽ làm giảm mức độ cholesterol lipoprotein mật độ cao có tác dụng phòng ngừa bệnh tim, từ đó làm tăng nguy cơ cao huyết áp ở những bệnh nhân bị bệnh tim mạch vành.

- Bánh ngọt giàu chất béo, ăn thường xuyên sẽ làm tăng độ nhớt máu, thúc đẩy huyết khối, xơ vữa động mạch tăng tốc, tăng tỷ lệ mắc bệnh tiểu đường.

- Đa số các loại sôcôla mà cửa hàng bánh sử dụng để làm bánh đều là loại sôcôla ca cao bơ, có chứa axit béo chuyển vị, loại này gây ảnh hưởng tiêu cực cho sức khỏe.

4 thực phẩm không thể thiếu dành cho người bị huyết áp cao

1. Khoai tây

Người cao tuổi bị cao huyết áp nên ăn khoai tây. Đây là thực phẩm có hàm lượng chất béo thấp, ít calorie, có nhiều chất dinh dưỡng, giàu chất chống oxy hoá. Một nghiên cứu mới ở Hoa Kỳ cho thấy, khoai tây là một nguồn kali tuyệt vời với các nguyên tố vi lượng phong phú. Ăn khoai tây giúp làm giảm áp lực và bảo vệ tim.

Khoai tây để nguyên vỏ rồi nấu hoặc nướng là tốt nhất. Phương pháp này không làm tăng chất béo hoặc calo, nó sẽ không phá hủy các chất dinh dưỡng lành mạnh trong khoai tây.

2. Rau cải chân vịt (bina)

Rau bina là một loại thực phẩm không thể thiếu trong chế độ ăn uống chống cao huyết áp, là một thực phẩm "bạn thân" của người cao tuổi. Rau bina giàu vitamin, các nguyên tố vi lượng và chất chống oxy hoá, trong đó kali đóng một vai trò quan trọng trong việc điều hòa huyết áp.

Tăng natri hạ kali máu là một yếu tố nguy cơ quan trọng đối với bệnh tăng huyết áp, vì vậy bổ sung thực phẩm chứa kali sẽ có lợi cho việc hạ huyết áp.

3. Tỏi

Ăn tỏi là một trong những biện pháp điều trị huyết áp hiệu quả nhất. Tỏi giàu sulfide giúp duy trì sự ổn định của enzyme trong cơ thể, do đó tránh được cao huyết áp. Người cao tuổi bị cao huyết áp nếu ăn tỏi thường xuyên sẽ có mức huyết áp thấp hơn so với các nhóm khác. Mỗi ngày ăn 2-3 tép tỏi là cách dễ nhất để chống lại sự "giở trò" của chứng cao huyết áp.

4. Các loại đậu

Đậu nành, đậu Hà Lan và các loại đậu khác có chứa rất nhiều protein và một loạt các chất dinh dưỡng thiết yếu. Đậu có hàm lượng chất béo thấp, chất phytoestrogens trong đậu có một vai trò quan trọng trong việc bảo vệ các mạch máu, làm giảm đáng kể nguy cơ mắc các bệnh mãn tính, đặc biệt có lợi cho người cao tuổi bị bệnh huyết áp.

Làm thế nào để ngăn ngừa bệnh cao huyết áp?

1. Thường xuyên thả lỏng thư giãn tâm trạng, không nên có quá nhiều áp lực

Cuộc sống hiện đại có rất nhiều áp lực, mỗi người thường có áp lực ở những mức độ và khía cạnh khác nhau. Vì vậy, tốt nhất là bạn nên thư giãn tâm trạng, thả lỏng tinh thần, làm việc và nghỉ ngơi hợp lý, luôn giải tỏa căng thẳng, duy trì cuộc sống chậm lại thì sẽ có lợi cho sức khỏe tinh thần, tốt cho huyết áp.

2. Luôn duy trì giấc ngủ ngon

Người có giấc ngủ kém sẽ gây ra rất nhiều ảnh hưởng tới tim mạch, có thể dẫn đến huyết áp cao. Nếu có giấc ngủ kém lâu dài có thể dẫn đến cao huyết áp. Muốn ngăn ngừa huyết áp cao, cần phải có một giấc ngủ đêm ngon giấc.

3. Duy trì chế độ ăn ít muối, ít chất béo

Tiêu thụ quá nhiều muối, quá nhiều chất béo có thể gây ra huyết áp cao, vì vậy để tránh xa huyết áp cao thì cần đảm bảo chế độ ăn ít muối, ít chất béo.

4. Thay đổi những thói quen xấu, duy trì lối sống điều độ

Chế độ ăn uống nên điều chỉnh thành thanh đạm, đơn giản, không nên bồi bổ quá nhiều. Duy trì nguyên tắc không hút thuốc, hạn chế uống rượu, ăn uống cân bằng, ăn nhiều thực phẩm có nhiều chất xơ, hạn chế các món ăn quá bổ dưỡng, đồ ăn ngọt hoặc dầu mỡ.

Duy trì lối sống lành mạnh điều độ, mỗi ngày đều cần phải ăn cơm, ngủ nghỉ đúng giờ, tập thể dục vừa đủ và đều đặn.

5. Tập thể dục thích hợp

Tập thể dục vừa phải có thể cải thiện chức năng tim mạch, ngăn ngừa huyết áp cao, nhưng tập đều không có nghĩa là tập quá nhiều. Những người bị bệnh mạch máu não khi tập thể dục thì phải cẩn thận, tập thể dục quá mức có thể gây đau thắt ngực, suy tim, đột quỵ và chết đột ngột.

Thông thường, người 60 tuổi thì nhịp tim trung bình là khoảng 110-120 lần/phút; 70 tuổi có nhịp tim khoảng 100-110 lần/phút; người 80 tuổi thì nhịp tim khoảng 90 đến 100 lần/phút, chỉ nên vận động thích hợp trong khả năng của mình.

*Theo Health/TT

Theo Vân Hồng

Trí thức trẻ

Trở lên trên