MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Reuters: Nguy cơ thiếu điện cao vì tăng trưởng nóng, nhập khẩu than đá và dầu mỏ của Việt Nam tăng vọt

Nhập khẩu than cùng với dầu thô đã tăng nhiều hơn dự đoán trong 10 tháng đầu năm, cho thấy sự phụ thuộc ngày càng tăng của Việt Nam vào nhập khẩu năng lượng để đẩy mạnh phát triển kinh tế.

Dữ liệu Tổng cục Hải quan công bố đầu tuần này đã cho thấy một bức tranh khá tổng quát về nền kinh tế tăng trưởng nóng của Việt Nam. 

Nhập khẩu than cùng với dầu thô đã tăng nhiều hơn dự đoán trong 10 tháng đầu năm, cho thấy sự phụ thuộc ngày càng tăng của Việt Nam vào nhập khẩu năng lượng để đẩy mạnh phát triển kinh tế.

Tăng trưởng kinh tế Việt Nam dự kiến ​​sẽ vượt qua mức ước tính trước đó là 6,6%, lên đến 6,8% trong bối cảnh thương mại leo thang giữa nền kinh tế lớn thứ nhất và thứ hai của thế giới - Hoa Kỳ và Trung Quốc. 

Tăng trưởng kinh tế kéo theo tăng trưởng về nhu cầu năng lượng, cụ thể là nhu cầu than. Tổng cục Hải quan cho biết, nhập khẩu than, chủ yếu từ Úc và Indonesia, trong 10 tháng đầu năm đã tăng hơn gấp đôi so với một năm trước đó lên 36,8 triệu tấn, trị giá 3,25 tỷ USD.

Than nhập khẩu chủ yếu sẽ được sử dụng cho các nhà máy nhiệt điện. Các nhà máy này vẫn sẽ đóng vai trò quan trọng cơ cấu sản xuất điện những năm tới, ngay cả khi Việt Nam đang đẩy mạnh điện tái tạo.

Nhập khẩu dầu thô đã tăng 80,6% so với cùng kỳ lên 6,8 triệu tấn, cũng trong giai đoạn 10 tháng này. Từng là nguồn thu xuất khẩu chính của Việt Nam, sản lượng dầu thô đã bị ảnh hưởng gần đây do trữ lượng tại các mỏ hiện tại ngày càng giảm.

Dữ liệu cho thấy sản lượng dầu thô trong mười tháng đầu năm nay đã giảm 7,2% so với cùng kỳ xuống còn 9,3 triệu tấn. Trong khi đó, sản lượng than tăng 10,5% lên 37,9 triệu tấn.

Bộ Công Thương cho biết vào tháng 7, Việt Nam sẽ phải đối mặt với tình trạng thiếu điện nghiêm trọng từ năm 2021 do nhu cầu vượt quá khả năng xây dựng các nhà máy mới. Nhu cầu điện dự kiến ​​sẽ vượt cung tới 6,6 tỷ kWh vào năm 2021 và 15 tỷ kWh vào năm 2023. Việt Nam sẽ cần trung bình 6,7 tỷ USD/ năm để mở rộng công suất phát điện hàng năm thêm 10% từ năm 2016 đến năm 2030.


Hoàng An

Reuters

CÙNG CHUYÊN MỤC

XEM
Trở lên trên