Reuters: PMI giảm nghiêm trọng ở Việt Nam, Malaysia đang cảnh báo rủi ro tụt hậu của châu Á trong cuộc đua phục hồi kinh tế
Hoạt động sản xuất của các nhà máy ở châu Á đã suy yếu trong tháng 6, do một số quốc gia đang chật vật với chi phí đầu vào tăng cao và chống chọi với làn sóng Covid-19 mới.
- 01-07-2021PMI tháng 6 giảm mạnh xuống còn 44,1 điểm, mức nghiêm trọng nhất trong hơn một năm
- 01-07-2021Bắc Ninh, Bắc Giang dự kiến "bình thường mới" từ 10/7, đưa hàng loạt khu công nghiệp vào hoạt động
Theo Reuters, Việt Nam và Malaysia bị ảnh hưởng rất nặng nề. Hoạt động sản xuất đã giảm ở trong tháng 6, do các hạn chế nghiêm ngặt hơn để phòng chống Covid-19. Điều này đang cho thấy rủi ro tụt hậu so với các nền kinh tế phương Tây trong việc phục hồi sau đại dịch.
"Dữ liệu PMI tháng 6 cho thấy rõ tác động của đợt đại dịch Covid-19 mới nhất đối với lĩnh vực sản xuất của Việt Nam. Các công ty đóng phải đóng cửa ở những khu vực giãn cách xã hội, dẫn đến giảm mạnh về sản lượng và đơn đặt hàng mới trong toàn bộ ngành". Andrew Harker, Giám đốc Kinh tế tại IHS Markit nhận định.
"Mặc dù [mức giảm PMI - PV] ít nghiêm trọng hơn đợt dịch bùng phát vào đầu năm 2020, nhưng mức giảm sản lượng sản xuất trong tháng 6 này mạnh hơn tất cả những đợt giảm trước Covid-19".
Hoạt động của các nhà máy tại Trung Quốc đang phục hồi với tốc độ chậm hơn trong tháng 6. Tăng trưởng sản lượng giảm xuống mức thấp nhất trong 15 tháng. Chỉ số nhà quản lý mua hàng PMI của Caixin / Markit đã giảm xuống 51,3 vào tháng 6 từ mức 52 của tháng 5.
Chi phí nguyên liệu thô tăng và tình trạng thiếu chip bán dẫn cũng làm ảnh hưởng đến các cường quốc xuất khẩu của châu Á, bao gồm cả Nhật Bản. Hàn Quốc khá hơn, khi hoạt động của các nhà máy tăng tháng thứ 9 liên tiếp tính đến tháng 6.
Usamah Bhatti, một nhà kinh tế tại IHS Markit, cho biết: "Các nhà sản xuất ngày càng đồng tình rằng sự gián đoạn chuỗi cung ứng nghiêm trọng đang bắt đầu ảnh hưởng đến hoạt động của họ".
Chỉ số PMI của Việt Nam đã giảm xuống 44,1 trong tháng 6 từ mức 53,1 của tháng 5, đánh dấu sự suy giảm mạnh nhất trong hơn một năm và trượt xuống dưới mốc 50. Chỉ số PMI của Malaysia cũng giảm xuống 39,9 trong tháng 6, từ mức 51,3 trong tháng 5, do các quy định mới về phòng chống Covid-19 đã ảnh hưởng đến nhu cầu bên ngoài và trong nước. Chỉ số PMI của Đài Loan cũng giảm xuống 57,6 từ 62,0.
"Từng được coi là động lực thúc đẩy tăng trưởng toàn cầu, các nền kinh tế mới nổi của châu Á đang tụt hậu so với các nền kinh tế tiên tiến trong việc phục hồi sau cơn đại dịch, do sự chậm trễ trong việc triển khai vaccine làm ảnh hưởng đến nhu cầu trong nước và ngành du lịch" - Reuters nhận định.