Reuters: Việt Nam có nhiều khả năng trở thành cơ sở sản xuất chính cho các sản phẩm của Apple trong tương lai
70% các công ty Trung Quốc rời đi cho biết Việt Nam là điểm đến ưa thích của họ, 30% còn lại chọn Campuchia, Ấn Độ, Malaysia, Mexico, Serbia và Thái Lan.
- 13-08-2019Điều "kỳ lạ" về năng suất lao động Việt Nam: Khu vực Nhà nước đứng đầu, tiếp đến là FDI, còn tư nhân là bét bảng
- 13-08-2019Thương chiến Mỹ-Trung đảo lộn cân bằng cung cầu hàng hóa Việt Nam ra sao?
- 12-08-2019Giờ lao động của Việt Nam đang cao hay thấp so với Trung Quốc, Nhật Bản, châu Âu, châu Mỹ?
"Để giảm bớt tác động của thuế quan bổ sung của Hoa Kỳ, Foxconn có thể xem xét chuyển một phần dây chuyền sản xuất của mình cho Apple sang Việt Nam và Ấn Độ", chuyên gia phân tích kinh tế Đài Loan Arthur Liao tại Fubon Research tại Đài Bắc nói. "Chúng tôi cho rằng Việt Nam có nhiều khả năng sẽ trở thành cơ sở sản xuất chính cho các sản phẩm của Apple trong tương lai, vì nhiều bộ phận có thể được vận chuyển trực tiếp bằng tàu hỏa từ Trung Quốc, tiết kiệm chi phí thông quan và vận chuyển hàng không".
Foxconn (Đài Loan), công ty sản xuất điện thoại thông minh cho Apple và các thương hiệu khác, đã báo cáo lợi nhuận quý II/2019 giảm 2,5% vào ngày 13/8/2019. Tuy thế, mức giảm này vẫn khả quan hơn một chút so với dự đoán của các nhà phân tích.
Foxconn, nhà sản xuất thiết bị điện tử hợp đồng lớn nhất thế giới - được biết đến với tên chính thức là Hon Hai Precision Industry Co Ltd, đã báo cáo lợi nhuận ròng là 17,05 tỷ TWD (542 triệu USD) trong quý 4 tháng 6, so với dự báo trung bình là 16,01 tỷ TWD mà 14 nhà phân tích của Refinitiv ước tính.
Công ty đã không giải thích chi tiết về nguyên nhân của sự sụt giảm lợi nhuận từ 17,49 tỷ TWD một năm trước đó.
Foxconn có trụ sở tại Đài Bắc, nơi sản xuất số lượng lớn iPhone của Apple tại Trung Quốc để bán sang thị trường Hoa Kỳ. Công ty này hiện phải đối mặt với nhiều quý khó khăn hơn trước khi Washington có kế hoạch áp thuế bổ sung đối với 300 tỷ USD hàng nhập khẩu của Trung Quốc, bao gồm cả điện thoại thông minh từ ngày 1/9.
Foxconn đã trải qua một giai đoạn chật vật khi nhu cầu thị trường đối với các thiết bị điện tử sụt giảm. Điều này đã buộc hãng phải xem xét bán nhà máy sản xuất bảng hiển thị trị giá 8,8 tỷ USD tại Trung Quốc, Reuters đưa tin tuần trước.
Không chỉ có Foxconn, nhiều nhà sản xuất khác, thậm chí là các nhà sản xuất Trung Quốc cũng chọn Việt Nam làm điểm đến mới.
Kể từ tháng 6 năm ngoái, 33 công ty niêm yết đã thông báo cho hai sàn giao dịch chứng khoán của Trung Quốc về kế hoạch thiết lập hoặc mở rộng sản xuất ra nước ngoài, theo dữ liệu được tổng hợp bởi Nikkei Asian Review. Cũng như các nhà sản xuất nước ngoài, nhiều đợt áp thuế đối với hàng hóa Trung Quốc của Tổng thống Mỹ Donald Trump, kết hợp với tăng lương và các chi phí khác, đang khiến các công ty Trung Quốc rời khỏi đất nước.
Gần 70% trong số 33 công ty nói Việt Nam là điểm đến ưa thích của họ, 30% còn lại chọn Campuchia, Ấn Độ, Malaysia, Mexico, Serbia và Thái Lan.
Trong số các công ty đó có Kim Hoa Chunguang, một nhà sản xuất sản phẩm cao su, đã công bố vào ngày 19/7 khoản đầu tư 4,35 triệu USD để thành lập một cơ sở sản xuất tại Việt Nam. Công ty có trụ sở tại tỉnh Chiết Giang gần Thượng Hải, cho biết khoản đầu tư này là một phản ứng đối với "những thay đổi trong môi trường quốc tế", cũng như một phần của kế hoạch mở rộng toàn cầu.