"Room" ngoại tại một ngân hàng bất ngờ "hở" hàng chục triệu cổ phiếu giá trị gần nghìn tỷ không rõ lý do
Theo đó, nhà đầu tư nước ngoài đã có động thái gom mạnh cổ phiếu này từ ngày 15/2.
- 20-02-2024Phó Thống đốc NHNN: Cần thiết xem xét gia hạn thêm Thông tư 02, nhưng vấn đề thêm 6 tháng hay 1 năm
- 20-02-20245 cựu lãnh đạo Ngân hàng SCB đang trốn truy nã đã giúp sức cho bà Trương Mỹ Lan thế nào?
- 20-02-2024Vụ giám đốc phòng giao dịch ngân hàng lừa đảo 14 tỷ đồng: Bắt thêm 3 bị can
Phiên giao dịch hôm qua (20/2), cổ phiếu MSB của Ngân hàng TMCP Hàng Hải là tâm điểm của nhóm ngân hàng khi chứng kiến lượng mua vào ồ ạt của khối ngoại.
Cụ thể, nhà đầu tư nước ngoài đã mua vào 16,4 triệu cổ phiếu MSB trong khi bán ra chỉ 1,3 triệu đơn vị, tương đương mua ròng hơn 15 triệu cp, giá trị 233 tỷ đồng. Số cổ phiếu này chủ yếu được giao dịch theo phương thức thoả thuận. Đây cũng là phiên mua ròng thứ 6 liên tiếp của khối ngoại đối với cổ phiếu MSB.
Động thái gom mạnh của khối ngoại xuất hiện từ ngày 15/2. Trong phiên 15/2, nhà đầu tư nước ngoài cũng đã mua ròng hơn 8 triệu cổ phiếu MSB, giá trị 122 tỷ đồng. Từ ngày 15/2 đến nay, khối ngoại đã mua ròng tổng cộng hơn 24,8 triệu cổ phiếu MSB, giá trị giao dịch ròng là 379 tỷ đồng.
Diễn biến này xảy ra khi "room" ngoại MSB bất ngờ "hở" ra hàng chục triệu cổ phiếu từ tuần trước.
Cụ thể, theo dữ liệu từ Tổng Công ty Lưu ký và Bù trừ Chứng khoán Việt Nam, vào đầu phiên 7/2/2024, số lượng chứng khoán mà nhà đầu tư nước ngoài nắm giữ ở MSB (room ngoại) là 599,7 triệu cổ phiếu, tương ứng tỷ lệ sở hữu là 29,99%, gần kín trần room ngoại theo quy định của Ngân hàng Nhà nước (30% - tương ứng 600 triệu cổ phiếu). Tuy nhiên, sau kỳ nghỉ Tết Nguyên đán (8-14/2), sang đến đầu phiên 15/2, room ngoại của ngân hàng lại giảm xuống còn 27,09% tương ứng với số cổ phiếu mà nhà đầu tư nước ngoài nắm là 541,8 triệu cổ phiếu. Theo đó, số lượng cổ phiếu mà nhà đầu tư nước ngoài được nắm giữ thêm là 58,2 triệu cổ phiếu. Ước tính theo giá đóng cửa ngày 15/2, số cổ phiếu này có giá trị 875 tỷ đồng.
Tỷ lệ sở hữu của nhà đầu tư nước ngoài tại MSB bất ngờ giảm gần 3% sau kỳ nghỉ Tết Nguyên Đán mặc dù trước đó không ghi nhận động thái bán mạnh nào. Năm phiên giao dịch đầu tháng 2 (1-7/2) cũng chỉ ghi nhận giá trị giao dịch rất thấp từ khối ngoại, không quá 4 tỷ đồng/phiên.
Diễn biến này cũng gây nhiều bất ngờ bởi nhiều năm nay, tỷ lệ sở hữu của nhà đầu tư nước ngoài tại MSB luôn được ghi nhận trên dưới 30%, liên tục "kín" room cho đến khi có sự thay đổi lớn từ ngày 15/2 như vừa được đề cập ở trên.
Sau khi liên tục mua vào từ ngày 15/2 đến nay, đến cuối ngày 20/2, sở hữu của khối ngoại tại MSB đạt hơn 567 triệu cổ phiếu, tương đương tỷ lệ 28,41%. Theo đó, số lượng cổ phiếu MSB mà khối ngoại được phép nắm giữ thêm là hơn 31 triệu cổ phiếu.
Đi cùng với diễn biến trên, giá cổ phiếu MSB cũng liên tục tăng kể từ đầu tháng 2. Từ ngày 2/2 đến nay, MSB chưa ghi nhận phiên giao dịch nào đóng cửa trong sắc đỏ. Kết phiên 20/2, giá cổ phiếu MSB ở mức 15.600 đồng/cp, tăng gần 15% so với cuối tháng 1.
Thanh khoản của MSB cũng tăng mạnh thời gian gần đây. Đặc biệt trong phiên 15/2 bất ngờ "hở" room ngoại, MSB chứng kiến giá trị giao dịch khớp lệnh kỷ lục 524 tỷ đồng.
MSB hiện là một ngân hàng tầm trung với vốn điều lệ 20.000 tỷ đồng, niêm yết trên Sở giao dịch chứng khoán TP.HCM (HoSE). Vốn hoá ngân hàng đạt hơn 31.000 tỷ đồng. Ngân hàng có một cổ đông lớn sở hữu trên 5% là Tập đoàn Bưu Chính Viễn Thông Việt Nam, sở hữu gần 121 triệu cổ phần, tỷ lệ 6,05%.
Về kết quả kinh doanh, MSB có kết quả khá tích cực trong năm 2023. Tại thời điểm 31/12/2023, tổng tài sản của MSB đạt hơn 267 nghìn tỷ đồng, tăng 25% so với năm 2022. Tăng trưởng tín dụng đạt 22,43% thuộc nhóm cao nhất ngành. MSB đạt mức lợi nhuận trước thuế cho năm 2023 là 5.830 tỷ đồng, tăng 0,7% so với năm 2022.
An ninh Tiền tệ
- KienlongBank tiên phong triển khai đồng bộ cả 2 dự án Basel III & ESG
- Fitch Ratings nâng mức triển vọng tín dụng dài hạn của ACB từ ổn định lên “tích cực”
- VDSC: Thanh khoản hệ thống ngân hàng có dấu hiệu căng thẳng trên diện rộng
- Rủi ro tài sản các ngân hàng thương mại được kiểm soát sau bão Yagi
- Ngân hàng tiên phong xây dựng văn hóa số sáng tạo và gắn kết