Sản phẩm thực tế ảo của Apple trông như kính trượt tuyết nhưng lại sở hữu bộ ‘ứng dụng sát thủ’
Tiềm năng thành công của Apple phụ thuộc vào cơ sở người hâm mộ cuồng nhiệt, đội ngũ các nhà phát triển giàu kinh nghiệm và ‘ứng dụng sát thủ’,
- 31-05-2023Cha đẻ ChatGPT: AI có thể hủy diệt nhân loại chẳng kém gì đại dịch hay bom hạt nhân, là mối nguy hiểm với xã hội
- 29-05-2023Cốc Cốc ra mắt chatbot AI hiểu tiếng Việt, miễn phí: Có gì đặc biệt so với các công cụ như ChatGPT?
- 29-05-2023ChatGPT tiếp tục thu hút người dùng iPhone
Giải thích nguyên lý hoạt động bên trong một chiếc máy bay không người lái chạy bằng năng lượng hạt nhân là một nhiệm vụ quá khó, ngay cả với những kỹ sư lành nghề. May mắn thay, phóng viên tờ WSJ khi tới thăm quan phòng thí nghiệm đã có cơ hội tiếp cận một ‘trợ thủ đắc lực’ giúp nhiệm vụ ‘khó nhằn’ kia không còn trở nên xa vời: HoloLens 2, kính thực tế ảo tăng cường do Microsoft sản xuất .
HoloLens chiếu hình ảnh 3 chiều chân thực, hỗ trợ các phóng viên đi vòng quanh tàu thăm dò không gian, bóc các lớp lang và nhìn tận mắt nhiều bộ phận riêng lẻ. Trải nghiệm đó thực sự thú vị, song một ngày nào đó, cũng sẽ trở thành loại công nghệ bình thường, giống như cách điện thoại thông minh và máy tính xách tay chuyển từ sáng kiến vĩ đại sang thứ khiến chúng ta mất tập trung mỗi ngày. Tuy nhiên, không thể phủ nhận, rằng thực tế ảo tăng cường đang giúp con người tương tác với thế giới kỹ thuật số một cách vi diệu.
Kính thực tế ảo tăng cường sắp ra mắt của Apple được kỳ vọng có thể tạo nên cuộc cách mạng như thế, nơi con người có thể hoàn toàn đắm chìm vào một thế giới mới. Nó sẽ đánh bại Microsoft - công ty tiên phong trong lĩnh vực thực tế tăng cường song lại không thương mại hóa thành công sản phẩm HoloLens. Google Glass, sản phẩm Google ngừng bán vào đầu năm nay, cũng gặp số phận tương tự.
Tiềm năng thành công của Apple phụ thuộc vào cơ sở người hâm mộ cuồng nhiệt và đội ngũ các nhà phát triển giàu kinh nghiệm. Ngoài ra, ‘ứng dụng sát thủ’, thứ công nghệ hấp dẫn đầy tiềm năng, cũng là một chất xúc tác vì nó cho phép người dùng tương tác bằng trực giác với các nội dung trong không gian ba chiều.
Wallace Lages, trợ lý giáo sư khoa học máy tính tại Đại học Đông Bắc ở Boston, đã chứng kiến hành trình phát triển của những chiếc tai nghe thực tế hỗn hợp trong suốt 10 năm. Hồi năm 2014, những sản phẩm đầu tiên thậm chí nặng gần 3 pound và có một sợi cáp nặng đi kèm. Để so sánh, HoloLens 2 của Microsoft chỉ nặng khoảng 1,2 pound.
Theo thời gian, màn hình của những chiếc kính vi diệu này trở nên sáng, bắt mắt và sắc nét hơn. Cách tốt nhất để mang đến những trải nghiệm thú vị là tận dụng trường nhìn rộng lớn của mắt người, từ đó giúp tương tác với máy tính trở nên trực quan hơn.
Pokemon Go là một trong những thành công lớn đầu tiên của thực tế tăng cường hồi năm 2016. Kể từ đó, chưa có một trò chơi AR nào khác đạt được thành tựu như Pokemon Go.
Công nghệ giúp người dùng không cần ra ngoài vẫn có thể tương tác trong thế giới ảo theo đó được đặt nhiều kỳ vọng. Trong sáu tuần đầu tiên kể từ khi ra mắt vào tháng 3, kính thực tế của Sony PlayStation VR2 đã bán được khoảng 600.000 chiếc. Con số này rất nhỏ so với lượng iPhone bán ra cùng thời kỳ, song cho thấy các thiết bị thực tế hỗn hợp rất có ích với các trò chơi cần sự tương tác. Rõ ràng, để trò chơi AR phát triển, người dùng cần có các trải nghiệm nhập vai hoàn mỹ, chẳng hạn như dựa vào kính thực tế của Sony.
Để được phổ cập, kính thực tế cũng phải thật thoải mái, an toàn và có thiết kế đủ đẹp để mọi người không ngại đeo nơi công cộng. Ari Grobman, giám đốc điều hành của Lumus cho biết, đạt được điều đó đồng thời cung cấp cho thiết bị một bộ xử lý đủ mạnh và màn hình đủ tốt là bài toán khó vô cùng. Công ty của ông đã dành 22 năm chỉ để phát triển thứ công nghệ mà một ngày nào đó có thể tạo ra cặp kính thông minh như vậy.
Kính thực tế của Apple trái ngược hoàn toàn với tầm nhìn của Grobman. Nó trông như kính trượt tuyết kém tính thẩm mĩ kết hợp giữa thực tế tăng cường và thực tế ảo, giúp người dùng khi đeo có thể vừa trải nghiệm thế giới ảo, lại vừa có thể nhìn quanh thế giới thực nhờ camera tích hợp. Tuy nhiên, chắc có lẽ họ chỉ dám dùng kính ở trong nhà.
Hiện tại, Apple dường như đang đi theo chủ nghĩa tối ưu. Sản phẩm của họ có thiết kế như kính thực tế ảo do Meta và Sony sản xuất, song chưa thực sự thẩm mỹ và thoải mái khi đeo.
Hiện tại, vẫn còn phải chờ xem liệu tính năng và độ thông minh của nó có khắc phục được yếu điểm vốn đã cản trở rất nhiều gã khổng lồ khác thành công trong công cuộc tạo ra các cuộc cách mạng về VR.
Được biết, kính thực tế hỗn hợp của Apple sẽ được ra mắt ở chế độ thử nghiệm. Hãng dự đoán việc triển khai sẽ chậm hơn so với Apple Watch hoặc iPhone sau 7 năm nghiên cứu ròng rã, đồng thời cho biết đây là một trong những sản phẩm tiêu dùng phức tạp mà chưa công ty nào từng bày bán.
Việc giới thiệu bản demo của kính thực tế ảo trái ngược hoàn toàn với phong cách trước đây của Apple, tức chỉ bày bán khi sản phẩm đó thực sự hoàn chỉnh. Với mức giá dự kiến 3.000 USD nằm ngoài khả năng của nhiều người tiêu dùng, công ty đã lường trước được một số vấn đề về sản xuất. Pin sạc được thiết kế nhỏ gọn vừa lòng bàn tay nhưng tách biệt hẳn với kính, tức đi ngược lại triết lý tối giản và kiểu dáng đẹp điển hình của Apple. Theo các giám đốc điều hành, Apple không muốn chờ đợi lâu hơn vì như vậy mất quá nhiều thời gian tạo ra phiên bản lý tưởng.
Ước tính phải đến tháng 9, Apple mới có thể sản xuất hàng loạt kính thực tế ảo. Lô hàng cho năm 2023 rơi vào khoảng 200.000 đến 300.000 chiếc, nhỏ hơn nhiều so với sản lượng các thế hệ iPhone và Apple Watch đầu tiên.
Theo: WSJ, FT
Nhịp sống thị trường