Sáng 19/5: USD đạt đỉnh 7 tuần trong khi vàng chạm đáy 7 tuần
Đồng đô la đã tăng lên mức cao nhất 7 tuần vào rạng sáng ngày 19/5 theo giờ Việt Nam sau một loạt dữ liệu cho thấy nền kinh tế Mỹ tiếp tục tăng trưởng vững chắc, làm giảm bớt khả năng Cục Dự trữ Liên bang sắp nới lỏng chính sách tiền tệ.
- 19-05-2023Lãi suất ngày 19/5: Một ngân hàng lớn tiếp tục điều chỉnh giảm
- 18-05-2023Giá vàng thế giới lao dốc tối 18/5
Đồng USD cũng đang được thúc đẩy bởi kỳ vọng về việc sắp đạt dfdược thỏa thuận trần nợ của Mỹ nhằm ngăn chặn khả năng vỡ nợ.
Chỉ số Dollar index - thước đo giá trị của đồng bạc xanh so với 6 loại tiền tệ chủ chốt, trong phiên thứ Năm (18/5) chạm mức cao nhất mới trong 7 tuần, là 103,63, kết thúc phiên vẫn duy trì mức tăng 0,7% so với phiên liền trước, chốt ở 103,56.
So với đồng yên, USD đã tăng lên mức cao nhất trong 6 tháng, là 138,74 JPY, kết thúc phiên cũng duy trì mức tăng 0,7% lên 138,715 JPY.
Một quan chức Nhà Trắng cho biết các nhà đàm phán của Nhà Trắng và các đảng viên đảng Cộng hòa trong Quốc hội đã gặp lại nhau trên Đồi Capitol để thảo luận về việc tìm kiếm điểm chung trong việc dỡ bỏ trần nợ 31,4 nghìn tỷ đô la và dự định gặp lại nhau vào thứ Sáu (19/5).
Thượng nghị sĩ đảng Cộng hòa hàng đầu của Mỹ, ông Kevin McCarthy, hôm thứ Năm cũng cho biết ông mong đợi một dự luật nâng trần khoản nợ 31,4 nghìn tỷ đô la của chính phủ tại Hạ viện vào tuần tới. Ông McCarthy lưu ý rằng các cuộc đàm phán đang ở một viị trí tốt hơn so với tuần trước.
"Rõ ràng là một số người đã bán khống đồng đô la như một hàng rào phòng ngừa khủng hoảng, nhưng bây giờ với tất cả các tín hiệu cho thấy chúng ta sẽ tìm ra giải pháp trong vài ngày tới, mọi người đang rút các vị trí này khiến đồng đô la mạnh lên."- Thierry Wizman, chiến lược gia về tỷ giá và ngoại hối toàn cầu của công ty Macquarie ở New York cho biết.
Ngoài các cuộc đàm phán về trần nợ, các nhà đầu tư cũng xem xét dữ liệu kinh tế của Mỹ trong những tuần gần đây, những dữ liệu đã phản ánh sức mạnh của nền kinh tế số 1 thế giới.
Các báo cáo hôm thứ Năm cho thấy số đơn xin trợ cấp thất nghiệp ban đầu của Mỹ trong tuần gần nhất thấp hơn dự kiến, là 242.000 đơn, trong khi dự báo là 254.000 đơn.
Một phần dữ liệu khác cho thấy chỉ số sản xuất của Cục Dự trữ Liên bang Philadelphia giảm nhẹ hơn dự kiến xuống -10,4 trong tháng Năm từ mức -31,3 trong tháng Tư. Các thị trường đã dự báo mức giảm lên tới -19,8, nhiều gấp đôi con số thực tế.
Karl Schamotta, giám đốc chiến lược thị trường của Corpay ở Toronto, cho biết: “Một loạt dữ liệu tốt hơn mong đợi đang xen kẽ với sự thay đổi mạnh mẽ quan điểm từ các quan chức Fed làm gia tăng kỳ vọng lãi suất vượt qua phần cuối của đường cong”.
"Các nhà giao dịch đang xây dựng biện pháp bảo vệ rủi ro sau khi thấy có nhiều khả năng cuộc họp tháng 6 tới Fed sẽ tiếp tục tăng lãi suất, giảm kỳ vọng vào việc Fed sẽ cắt giảm lãi suất trong nửa cuối năm, khi thông điệp 'cao hơn trong thời gian dài hơn' của Fed được nhắc trở lại nhiều hơn."
Thị trường đã định giá khoảng 33% khả năng Fed tăng lãi suất thêm 25 điểm cơ bản cơ bản tại cuộc họp tháng 6. Khoảng một tháng trước, các thị trường dự đoán 20% khả năng Fed sẽ cắt giảm lãi suất trong kỳ họp này.
Các quan chức Fed hôm thứ Năm đã phản đối việc tạm dừng tăng lãi suất vào tháng tới, với lý do lạm phát duy trì ở mức cao liên tục.
Chủ tịch Fed Dallas Lorie Logan hôm thứ Năm cho biết bà lo ngại rằng lạm phát "quá cao" không hạ nhiệt đủ nhanh để cho phép Fed tạm dừng chiến dịch tăng lãi suất vào tháng Sáu.
Trong khi đó, đồng nhân dân tệ của Trung Quốc đã giảm xuống mức thấp nhất trong 6 tháng so với đồng USD. Trên thị trường quốc tế, nhân dân tệ có lúc giảm xuống 7,0608 CNH, kết thúc phiên vẫn dưới ngưỡng 7 nhân dân tệ, là 7,052 CNH/USD.
Chiến lược gia Wizman của Macquarie cho biết: “Trong vài tuần qua, chúng tôi thấy các dữ liệu nghèo nàn từ Trung Quốc”, "Cho đến khi Trung Quốc có thể cho thấy rằng sự phục hồi của họ đang đi đúng hướng và họ thực sự có thể tăng trưởng vượt quá 5%, thì có lẽ đồng đô la sẽ khó suy yếu trở lại, trừ khi Trung Quốc công bố một số biện pháp kích thích mạnh mẽ."
Đồng rúp Nga cũng giảm trở lại vào thứ Năm xuống dưới ngưỡng 80 RUB do nhu cầu ngoại tệ trong nước mạnh mẽ.
Kết thúc phiên, rúp giảm 0,6% so với đô la xuống 80,37 RUB/USD, giảm 0,5% so với euro xuống 86,98 RUB/EUR và giảm 0,1% so với đồng nhân dân tệ xuống còn 11,40 RUB/CNY.
Trên thị trường tiền điện tử, đồng Bitcoin giảm xuống dưới 27.000 USD khi các nhà đầu tư tiếp tục cân nhắc triển vọng các cuộc đàm phán về trần nợ đang diễn ra ở Washington, D.C. và các động thái pháp lý mới nhất.
Edward Moya, nhà phân tích thị trường cấp cao của nhà sản xuất thị trường ngoại hối Oanda, đã viết trong một ghi chú hôm thứ Năm: “Bitcoin đang lơ lửng gần mức thấp gần đây khi các nhà đầu tư chờ đợi sự rõ ràng về quy định”. “Việc giá giao dịch bấp bênh đã khiến nhiều nhà đầu tư nản lòng và nếu các nguyên tắc cơ bản của tiền điện tử không sớm cải thiện, áp lực giảm giá có thể tiếp diễn”.
Giá vàng lùi xa ngưỡng 2.000 USD và chạm mức thấp nhất 7 tuần do chịu áp lực từ đồng USD mạnh lên.
Kết thúc phiên 18/5, giá vàng giao ngay giảm 1,3% xuống 1.956,79 USD/ounce, trong phiên có thời điểm giá chạm mức thấp nhất kể từ ngày 3 tháng 4, là 1.951,73 USD. Giá vàng kỳ hạn tháng 6 giảm 1,3% xuống 1.959,80 USD.
Ngoài áp lực từ đồng USD tăng và khả năng vấn đề trần nợ của Mỹ sẽ được giải quyết suôn sẻ, giá vàng còn chịu tác động khi Phố Wall tăng điểm và lãi suất trái phiếu kho bạc kỳ hạn 10 năm của Mỹ tăng lên mức cao nhất trong nhiều tuần sau các dữ liệu kinh tế tích cực.
Chủ tịch Fed Dallas Lorie Logan cho biết lạm phát vẫn chưa hạ nhiệt đủ nhanh để cho phép Fed tạm dừng tăng lãi suất vào tháng 6, trong khi Thống đốc Fed Philip Jefferson cho biết còn quá sớm để đánh giá tác động đầy đủ của việc tăng lãi suất nhanh chóng cho đến nay. Cả hai ông đều ngồi trong ủy ban Fed thiết lập chính sách tiền tệ.
Nhà phân tích độc lập Ross Norman cho biết: “Việc vàng không giữ được mức hỗ trợ kỹ thuật tại đường trung bình động 50 ngày có thể sẽ thúc đẩy xu hướng giảm giá diễn ra mạnh hơn”.
Tham khảo: Refinitiv, Coindesk
Nhịp sống thị trường