MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Sáng nào ngủ dậy cũng ăn 3 lát gừng, 7 ngày sau người phụ nữ nhận được 5 "món quà" còn tốt hơn cả thuốc bổ

01-10-2024 - 13:38 PM | Sống

Gừng là loại gia vị quen thuộc trong đời sống hàng ngày, nó không chỉ giúp tạo hương vị cho món ăn mà còn mang đến nhiều lợi ích sức khỏe.

Theo lương y Bùi Đắc Sáng (Viện Hàn lâm KH&CN Việt Nam, Hội Đông y Hà Nội), trong Đông y, gừng tươi còn được gọi là Sinh Khương, có vị cay và tính ấm. Gừng có tác dụng tán hàn, long đờm, thường được sử dụng để điều trị các triệu chứng phong hàn và kích thích quá trình tiêu hóa. Vì thế, từ lâu gừng đã được xem như một phương thuốc quý.

Dân gian vẫn thường lưu truyền câu nói: "Sáng sớm ăn gừng tốt hơn cả uống nước sâm, buổi tối ăn gừng độc ngang thạch tín". Ý muốn nói rằng buổi sáng là thời điểm tốt nhất để ăn gừng.

Sáng nào ngủ dậy cũng ăn 3 lát gừng, 7 ngày sau người phụ nữ nhận được 5 "món quà" còn tốt hơn cả thuốc bổ- Ảnh 1.

Theo Sohu, có một người phụ nữ từng thực hiện thói quen ăn 3 lát gừng mỏng sau khi ngủ dậy, 7 ngày sau bà nhận ra cơ thể mình đã đạt được nhiều lợi ích sức khỏe.

1. Tăng cường khả năng miễn dịch

Ăn gừng vào buổi sáng giúp tăng cường hệ miễn dịch. Các hoạt chất như gingerol trong gừng có khả năng thúc đẩy lưu thông máu, tăng cường sức khỏe hô hấp và tạo hàng rào bảo vệ cơ thể chống lại các mầm bệnh. Việc ăn gừng thường xuyên giúp cơ thể trở nên khỏe mạnh hơn và giảm tần suất mắc các bệnh do thời tiết.

Một nghiên cứu được công bố trên tạp chí "International Journal of Preventive Medicine" năm 2013 chỉ ra rằng gừng có khả năng tăng cường hệ thống miễn dịch và bảo vệ cơ thể khỏi các mầm bệnh.

2. Bớt cảm giác mệt mỏi

Nếu bạn thường cảm thấy mệt mỏi, đầu óc không tỉnh táo sau khi thức dậy, thì gừng có thể là "vị cứu tinh". Gingerol trong gừng giúp tăng cường lưu thông máu, cải thiện quá trình trao đổi chất, đánh thức cơ thể và cung cấp năng lượng cho ngày mới. Nhờ vậy, bạn sẽ cảm thấy sảng khoái và tràn đầy năng lượng hơn.

Một nghiên cứu trên tạp chí "Phytotherapy Research" năm 2005 cho thấy gingerol có khả năng kích thích lưu thông máu và cải thiện tình trạng mệt mỏi, đặc biệt ở những người mắc hội chứng mệt mỏi mãn tính.

3. Ngủ ngon hơn

Chất lượng giấc ngủ ảnh hưởng trực tiếp đến tinh thần và sức khỏe. Gừng có tính ấm, giúp làm ấm kinh mạch, thúc đẩy lưu thông khí và máu. Theo y học cổ truyền, khi khí huyết lưu thông tốt, cơ thể sẽ cảm thấy thư thái, giúp bạn có một giấc ngủ ngon hơn.

Sáng nào ngủ dậy cũng ăn 3 lát gừng, 7 ngày sau người phụ nữ nhận được 5 "món quà" còn tốt hơn cả thuốc bổ- Ảnh 2.

4. Thúc đẩy tiêu hóa

Phụ nữ thường gặp vấn đề về tiêu hóa do lịch trình bận rộn và ăn uống không đều đặn. Gừng giúp kích thích tiết dịch dạ dày, thúc đẩy nhu động đường tiêu hóa, giảm bớt cảm giác khó chịu.

Nghiên cứu được công bố trên "World Journal of Gastroenterology" năm 2011 cho thấy gừng có tác dụng thúc đẩy tiêu hóa bằng cách tăng cường nhu động ruột và giúp giảm triệu chứng khó tiêu.

5. Thúc đẩy lưu lượng máu

Một số chất trong gừng có khả năng kích thích lưu thông máu và quá trình trao đổi chất, giúp cơ thể ấm áp, hạn chế cảm giác lạnh tay chân, đặc biệt với những người thường xuyên cảm thấy lạnh. Ăn gừng mỗi sáng sẽ giúp bạn hấp thụ nguyên liệu nóng, từ đó giúp cơ thể ấm áp và khỏe mạnh hơn.

Lưu ý

- Tránh ăn gừng vào buổi tối vì có thể gây hại cho quá trình tiêu hóa.

- Dù gừng có nhiều lợi ích nhưng ăn quá nhiều sẽ gây ra tình trạng nhiệt bên trong cơ thể, dẫn đến viêm amidan, khô miệng, hoặc táo bón.

- Vỏ gừng có tác dụng lợi tiểu và giảm sưng, giúp thanh nhiệt. Do đó, hãy rửa sạch và ăn gừng cùng với vỏ.

- Gừng có tính ấm, không phù hợp với người thuộc thể chất âm hư.

- Người hay tức giận, dễ nổi nóng tránh ăn nhiều gừng: Gừng có thể làm tăng nội nhiệt, gây khó chịu và làm trầm trọng hơn các triệu chứng nóng trong người.

- Bệnh nhân viêm gan tránh tiêu thụ gừng thường xuyên vì có thể làm bệnh thêm trầm trọng.

Theo Bảo Nam

Thanh niên Việt

Trở lên trên