Nguyên nhân không ngờ khiến bạn luôn cảm thấy công việc bế tắc và 5 bí quyết vạn năng để vượt qua giai đoạn khó khăn!
Công việc quá nhạt nhẽo hay bế tắc đã quá lâu mà vẫn chưa giải quyết được? Nguyên nhân là do chúng ta đã vô tình đi vào lối mòn mà chưa thể thoát ra.
- 06-01-20192 chữ "KIÊN" dẫn lối hơn 600 triệu phú tới thành công, người kinh doanh nào nghe xong cũng được thức tỉnh
- 05-01-2019Kiểu nhân viên: Làm việc, chỉ giỏi "võ mồm", chỉ hiểu vỏ ngoài lý luận suông mà không có thực chiến, nhất định sẽ không thể chạm tới thành công
- 30-12-2018Thích lên làm lãnh đạo thì nhất định không được bỏ qua 5 bài học quý từ Steve Jobs và Elon Musk
Trong sự nghiệp ai cũng từng cảm thấy chán nản và phát điên vì công việc đi vào lối mòn bế tắc. Ngay cả việc thú vị nhất trên thế giới cũng có thể trở nên đơn điệu sau một thời gian dài. Nếu cứ làm một việc quen thuộc quá lâu, ai cũng sẽ thấy như "bị mắc kẹt". Chúng ta sẽ khao khát cơ hội học hỏi và phát triển mới hơn, và nếu không có cơ hội nào xuất hiện, tâm trạng không khác gì rơi vào bế tắc. Tuy nhiên, chuyên gia về các kỹ năng nghề nghiệp và lãnh đạo Ashira Prossack đã đưa ra 5 bí quyết "vạn năng" để giúp chúng ta thoát khỏi tình trạng này, trở nên sáng tạo và đột phá hơn trong công việc.
Bước ra khỏi vùng an toàn
Bước đầu tiên cần làm là ra khỏi vùng an toàn của bạn. Mọi thứ cứ lặp đi lặp lại chính là nguyên nhân khiến bạn cảm thấy bế tắc trong công việc. Lựa chọn vùng an toàn sẽ giúp công việc thoải mái và ổn định hơn. Điều đó không có gì sai nhưng để thay đổi, bạn buộc phải bước ra ngoài. Đây sẽ là một bước tiến lớn, tác động mạnh và làm thay đổi con đường sự nghiệp của bạn. Đừng chỉ ngồi chờ đợi, bạn phải chủ động quyết định và chịu trách nhiệm về công việc của mình.
Can đảm để chạy tới những chân trời cao hơn.
Đặt mục tiêu và kế hoạch rõ ràng
Để bước khỏi bế tắc, bạn cần đặt ra những mục tiêu cụ thể và kế hoạch rõ ràng để đạt được mục tiêu ấy. Đây là cách giúp bạn xác định được đích đến mà mình thật sự hướng tới và có động lực phấn đấu hơn.
Xác định mục tiêu đặt ra và sau đó quyết định những gì cần làm để đạt được nó bao gồm chuẩn bị thời gian, công việc và các bước tiến hành một cách tuần tự. Muốn bản thân thực sự có tiến bộ và thoát khỏi lối mòn, bạn bắt buộc phải nâng cao tinh thần trách nhiệm và quyết tâm trong suốt quá trình này.
Chấp nhận rủi ro
Đừng sợ mạo hiểm khi cố thay đổi mọi thứ. Học cách chấp nhận rủi ro, chúng ta sẽ thử thách bản thân và phá vỡ sự đơn điệu từ những thói quen hàng ngày. Chìa khóa để thực hiện nó chính là vươn mình ra khỏi chiếc "hộp" đang làm việc bấy lâu. Nếu bạn bế tắc nhưng lại chưa sẵn sàng để thay đổi, hãy cứ thay đổi đã rồi nghĩ. Nếu bạn để mắt đến một công việc khác nhưng cứ băn khoăn sợ mình không đủ điều kiện, hãy cứ nộp hồ sơ đã rồi tính. Không ai đánh thuế sự cố gắng, và bạn không bao giờ biết mạo hiểm có thể đem lại lợi ích lớn thế nào.
Thoát khỏi chiếc "hộp cũ" là cần thiết.
Đừng làm một mình
Thay vì chật vật một mình xoay sở, bạn có thể nhận lời khuyên từ bạn bè hoặc nói chuyện với một người cố vấn, tìm một nhà tài trợ... Biết đâu đó sẽ là nhân tố chính giải quyết bế tắc của chúng ta thì sao? Bạn không bao giờ biết cơ hội tiếp theo sẽ đến vào lúc nào và từ người nào, vì vậy đừng ngại ngùng, hãy trực tiếp hỏi thăm những gì mà mình đang tìm kiếm.
Thay đổi thói quen hàng ngày
Thay đổi thói quen hàng ngày sẽ giúp bạn cải thiện cả công việc và cuộc sống. Cho dù một hành động nhỏ như dậy sớm hơn mười phút hoặc kiểm tra email ngay khi thức dậy cũng sẽ dần tạo ra những ảnh hưởng nhất định. Chỉ một thói quen khác đã giúp bạn phá vỡ chu kỳ cố định hàng ngày. Thay vì cắm đầu làm việc ngày qua ngày, hãy thử cho mình một kỳ nghỉ ngắn vào cuối tuần, vài buổi nghỉ phép giữa các tháng, sau đó quay trở lại vào thứ hai với một tâm thế hoàn toàn thoải mái. Phá vỡ chu kỳ lặp bằng cách thử thách bản thân để thay đổi từng điều một vào mỗi buổi sáng, buổi chiều và buổi tối, rồi bạn sẽ thấy nó ảnh hưởng đến cả ngày như thế nào.
Thay đổi ngay bây giờ chứ đừng chần chừ nữa.
Và cuối cùng, người giúp chúng ta thoát ra khỏi lối mòn công việc nhanh nhất chính là bản thân mình. Vì vậy, hãy chủ động làm điều đó và chịu trách nhiệm cho chính công việc của mình. Ngoài năm bí quyết được nêu ở trên, đừng quên đầu tư vào phát triển kỹ năng chuyên ngành của mình để đảm bảo rằng bản thân luôn tiến bộ và học hỏi không ngừng. Điều này sẽ giúp chúng ta tránh được cảm giác "phát điên" vì công việc cũ kỹ và có được những thành quả hữu ích cả trong hiện tại và tương lai.
Trí Thức Trẻ