Sau 45 tuổi, đang vận động mà gặp 5 dấu hiệu sau, ngừng lại ngay trước khi “thối khớp”, mất luôn cả đầu gối
Khi đi lại, bỗng nhiên cảm thấy đầu gối như “mắc kẹt”? Thậm chí một số người còn đau nhức, tê mỏi khi trời quá lạnh hoặc quá ẩm ướt? Đó là do khớp gối của bạn đang lên tiếng cảnh báo.
- 26-02-2022Sang tháng mới nguyên khí dồi dào, 3 con giáp có tài lộc tăng tiến như "rồng ngẩng đầu", tiền chảy hết vào túi
- 26-02-2022Thành triệu phú ở tuổi 25 nhưng “người nhện” Tom Holland có thú chơi sang rất chững chạc: Không kim cương, không phức tạp mà chọn 1 yếu tố đầy tinh tế
- 24-02-2022Nếu biết trước 4 điều này từ tuổi 20, tôi đã giàu hơn gấp bội: Triệu phú tự thân dốc ruột dốc gan tiết lộ bí mật thành công
Khi các mạch máu xung quanh khớp gối bị co lại, chất cặn bã trong quá trình trao đổi chất không được đào thải hết ra ngoài, mọi người thường cảm thấy đau nhức ở vùng này. Nguy cơ bị thoái hóa khớp càng nặng thêm theo thời gian nếu không kịp thời khám chữa.
Trên thực tế, đầu gối là một bộ phận rất “mong manh dễ vỡ”. Việc chăm sóc sức khỏe đầu gối đã được đề cao trong nhiều năm gần đây nhưng nhiều người còn thiếu quan tâm.
Vì đầu gối là bộ phận gánh chịu phần lớn trọng lượng từ cơ thể người. Đồng thời, khi thực hiện nhiệm vụ đi lại, di chuyển, leo cầu thang lên xuống mỗi ngày, gánh nặng của đầu gối cũng rất lớn. Đặc biệt, trong quá trình vận động và tập thể dục liên tục, đầu gối cũng phải chịu nhiều tác động.
Trung bình cứ mỗi 1 kg trọng lượng dư thừa, khớp gối phải chịu thêm áp lực khoảng 1,8 kg. Đây cũng là nguyên nhân chính khiến những người thừa cân, béo phì thường gặp nhiều vấn đề liên quan tới sức khỏe khớp gối hơn.
Thông thường, trọng lượng cơ thể không đổ trực tiếp vào đầu gối của con người. Giữa xương bánh chè có mô sụn tạo không gian đệm cho xương bánh chè cử động khi đi bộ. Tuy nhiên, một khi sụn bị mòn, xương bánh chè có thể bị mòn vào nhau, dẫn đến thoái hóa khớp, gây đau.
Vậy nhận biết dấu hiệu thoái hóa khớp như thế nào? Theo các chuyên gia từ CommonHealth, đang vận động mà gặp 5 dấu hiệu sau thì cần cảnh giác ngay, đặc biệt là với những người sau 45 tuổi.
5 dấu hiệu ban đầu cần kiểm tra ngay
1. Đau vào những thời điểm nhất định
Mặc dù khi ngồi yên một chỗ thì không đau nhưng những lúc vận động, đi lại, gập và duỗi thẳng đầu gối có cảm giác đau âm ỉ hoặc đau nhức xương bánh chè
2. Sưng tấy
Trước khi sụn bị mòn và bị biến dạng thì đầu gối sẽ bắt đầu sưng tấy. Nguyên nhân là do các đầu xương ở khớp gối cọ xát vào nhau và gây ra các tổn thương ở mô sụn như viêm túi hoạt dịch, gây tràn dịch khớp. tích tụ trong khớp.
3. Hơi nóng
Cảm giác hơi nóng ở khớp gối cũng là một trong những dấu hiệu ban đầu, dễ nhận thấy, đặc biệt là vào thời điểm cuối ngày.
4. Cứng khớp
Sau khi ra khỏi giường vào buổi sáng, hoặc sau khi giữ cơ thể ở một tư thế lâu, rồi bắt đầu chuyển sang trạng thái vận động, nhiều người sẽ cảm thấy bị cứng ở phần đầu gối. Nhưng chỉ cần cử động một chút thì tình hình được cải thiện dần. Đó cũng là một tiền thân của bệnh viêm khớp thoái hóa.
5. Đầu gối xuất hiện tiếng động
Khi vận động, di chuyển mà thấy đầu gối xuất hiện tiếng động cũng là biểu hiện của sự mài mòn sụn khớp, cần đi kiểm tra sớm.
Nếu các triệu chứng trên trở nên trầm trọng hơn sau khi đứng lâu hoặc vận động quá nhiều, thậm chí đầu gối bắt đầu sưng đỏ và kèm theo sốt, rất có thể bạn đã bị thoái hóa khớp.
Khi vận động, đi lại mà nghe thấy âm thanh của đầu gối kêu có nghĩa là hệ thống cơ, khớp xung quanh đang gặp vấn đề. Ảnh: Internet
Làm thế nào để ngăn ngừa viêm, thoái hóa khớp?
Mặc dù bệnh viêm khớp thoái hóa hiện nay được cho là có liên quan đến di truyền, giới tính và tuổi tác, nhưng bạn hoàn toàn có thể thực hiện những thay đổi trong cuộc sống để làm chậm hoặc ngăn ngừa bệnh.
1. Quản lý thói quen sinh hoạt và công việc
Một số thói quen sinh hoạt và công việc cụ thể sẽ khiến cho đầu gối phải thực hiện các động tác lặp đi lặp lại như ngồi lâu, giữ nguyên một tư thế, ngồi xổm rồi bê vật nặng lên… Thói quen này kéo dài lâu ngày sẽ dễ gây áp lực lên đầu gối.
Để bảo vệ khớp gối tốt hơn, nên thường xuyên vận động nhẹ nhàng, giúp xương khớp thư giãn. Bạn cũng có thể mang miếng đệm đầu gối hoặc sử dụng thiết bị nâng nặng có thể ngăn ngừa chấn thương đầu gối.
2. Thực hiện các bài tập tốt cho đầu gối
Tăng cường cơ bắp đùi và khớp gối thông qua luyện tập có thể giúp hệ xương khớp gối, cơ nâng đỡ toàn bộ cơ thể, cơ quanh khớp gối chắc khỏe hơn. Điều này sẽ giúp xương khớp không dễ mòn. Ngoài ra, tập thể dục vừa phải có thể duy trì sức khỏe đầu gối và giảm độ cứng khớp.
3. Nghỉ ngơi
Tuyệt đối không thể tập quá sức mà vẫn cần nghỉ ngơi hợp lý để các cơ và xương được thư giãn. Nếu khớp gối vốn đã đỏ, sưng đau thì lại càng cần phải nghỉ ngơi.
Thường xuyên dành thời gian để khớp gối thư giãn, nghỉ ngơi và phục hồi. Ảnh: Internet
4. Duy trì cân nặng hợp lý
Thừa cân làm tăng áp lực cho đầu gối, từ đó đẩy nhanh quá trình hao mòn sụn đầu gối. Những người béo phì cũng có nguy cơ cao bị thoái hóa khớp. Giảm cân không chỉ có thể làm giảm áp lực lên đầu gối mà còn giảm đau lưng và chân.
5. Không ngồi chéo chân
Bắt chéo chân khi ngồi dễ khiến xương chậu bị nghiêng, khiến xương bánh chè bị lệch, từ đó khiến sụn khớp bị mòn và khớp gối nhanh bị thoái hóa hơn. Do đó, nên giữ tư thế khi ngồi, khi đứng một cách chuẩn mực để bảo vệ khớp gối khỏi thoái hóa tốt hơn.
*Theo Common Health