MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Sau 50 tuổi, chạy bộ tập thể dục có thực sự tốt cho tuổi thọ? Bác sĩ trả lời: Khác hoàn toàn những gì bạn nghĩ

26-03-2024 - 05:55 AM | Sống

Sau 50 tuổi, chạy bộ tập thể dục có thực sự tốt cho tuổi thọ? Bác sĩ trả lời: Khác hoàn toàn những gì bạn nghĩ

Một số bài tập cũng có “giới hạn độ tuổi”, không phù hợp với tất cả mọi người. Vì thế, người trung niên cũng cần hiểu đúng, hiểu đủ về cách tập thể dục.

Sau 50 tuổi, việc duy trì nền tảng thể chất đúng cách rất quan trọng. Thông qua việc phát triển những thói quen tốt, bạn có thể giữ được sức khỏe và ngăn ngừa tỷ lệ mắc một số bệnh mãn tính thường gặp ở tuổi già. Nhưng nếu muốn tăng cường sức khỏe và thu được lợi ích thì cần phải dựa trên việc tập luyện đúng cách. Một số bài tập cũng có "giới hạn độ tuổi", không phù hợp với tất cả mọi người. Vì thế, người trung niên cũng cần hiểu đúng, hiểu đủ về vấn đề tập thể dục.

Đầu tiên, nếu tập thể dục đúng cách, người trung niên sẽ được lợi ích gì?

1. Cải thiện khả năng miễn dịch

Tập thể dục đúng cách cho người cao tuổi cũng có thể có lợi cho việc cải thiện khả năng miễn dịch. Khi người lớn tuổi dần già đi và chức năng hệ thống miễn dịch suy giảm, họ có thể bị suy giảm khả năng miễn dịch và dễ mắc bệnh. Theo thời gian, cơ thể sẽ suy nhược, nhanh lão hóa hơn, dưới ảnh hưởng của bệnh tật, chất lượng cuộc sống sẽ bị suy giảm và tuổi thọ có thể bị rút ngắn.

Ngược lại, các tế bào miễn dịch trong cơ thể có thể được kích hoạt thông qua tập thể dục nhiều hơn và bạn sẽ thấy khả năng miễn dịch của mình được tăng cường, nâng cao khả năng phòng chống bệnh tật.

2. Giúp kiểm soát cân nặng của bạn

Tập thể dục thường xuyên giúp người lớn tuổi có thể kiểm soát cân nặng và tránh tình trạng béo phì rõ rệt. Khi cơ thể người lớn tuổi già đi, tốc độ trao đổi chất cơ bản giảm đi, không thể kịp thời chuyển hóa chất béo và đường trong cơ thể thành năng lượng, cộng thêm tốc độ tiêu thụ calo chậm, cân nặng sẽ thay đổi.

Béo phì quá mức dễ mắc bệnh gan và có thể làm tăng tỷ lệ mắc các bệnh mãn tính. Bằng cách tích cực tập thể dục để tiêu thụ calo kịp thời và duy trì cân nặng ổn định, cơ thể sẽ khỏe mạnh hơn và ngăn ngừa các bệnh liên quan tới thừa cân.

Sau 50 tuổi, chạy bộ tập thể dục có thực sự tốt cho tuổi thọ? Bác sĩ trả lời: Khác hoàn toàn những gì bạn nghĩ- Ảnh 1.

3. Ngăn ngừa các bệnh tim mạch, mạch máu não

Vận động vừa phải có thể thúc đẩy lưu thông máu và ngăn ngừa mạch máu xơ cứng theo tuổi già. Một khi mạch máu cứng lại sẽ xảy ra các vấn đề về tuần hoàn máu, từ đó dẫn đến một loạt vấn đề về động mạch, mạch máu và tim, và trong trường hợp nghiêm trọng là các bệnh về tim mạch và mạch máu não.

4. Giúp mọi người thư giãn

Tác dụng tinh thần của việc tập thể dục đối với người lớn tuổi là vô cùng quan trọng. Thông qua vận động, chúng ta được thư giãn và giải tỏa áp lực. Khi mọi người tập thể dục, cho dù chỉ tập ở cường độ thấp, nhịp tim tăng lên và lượng máu cung cấp cho toàn cơ thể, đặc biệt là não, sẽ tăng lên. Điều này góp phần tác động vào quá trình sản sinh ra lượng lớn hormone kích thích như dolphin, khiến tinh thần cảm thấy thư thái, dễ chịu hơn.

Sau 50 tuổi, chạy bộ tập thể dục có thực sự tốt cho tuổi thọ? Bác sĩ trả lời: Khác hoàn toàn những gì bạn nghĩ- Ảnh 2.

Tập thể dục có thể giúp người trung niên duy trì trạng thái vui vẻ và loại bỏ chứng trầm cảm. Không những vậy, nếu tập thể dục ngoài trời, ở nơi đông người còn là cơ hội để người cao tuổi kết bạn, trò chuyện, giải tỏa căng thẳng, giúp cuộc sống vui vẻ, khỏe mạnh hơn.

Bác sĩ nhắc nhở: Sau 50 tuổi không nên tập 4 loại bài tập này, có thể đẩy nhanh quá trình lão hóa cơ thể

Theo các chuyên gia y tế chia sẻ trên tờ Sohu (Trung Quốc), người già tập thể dục phù hợp sẽ tốt cho sức khỏe, tuy nhiên có một số bài tập không phù hợp với người cao tuổi, nên tìm hiểu kỹ.

1. Chạy bộ đường dài

Sau 50 tuổi, mọi người vẫn có thể tập thể dục thường xuyên nhưng việc chạy đường dài là không phù hợp. Nhiều người muốn cải thiện chức năng tim phổi và kiểm soát cân nặng nên thường chạy bộ đường dài. Tuy nhiên, bước vào giai đoạn trung niên, cơ thể già đi dần, khả năng tim phổi suy giảm, không nên tập luyện cường độ cao thường xuyên, nếu không sẽ dễ làm tăng gánh nặng cho cơ thể, tăng áp lực lên tim phổi.

Ngoài ra, khi chạy đường dài, khớp gối phải vận động nhiều. Tình trạng này lặp đi lặp lại trong khi xương khớp dần bị thoái hóa theo tuổi tác sẽ gây nguy hiểm. Do đó, nên đi bộ hoặc chạy bộ nhẹ nhàng là đủ để rèn luyện sức khỏe.

Sau 50 tuổi, chạy bộ tập thể dục có thực sự tốt cho tuổi thọ? Bác sĩ trả lời: Khác hoàn toàn những gì bạn nghĩ- Ảnh 3.

2. Cử tạ cường độ cao

Chúng ta đều biết rằng sau khi con người đến một độ tuổi nhất định, lượng canxi trong xương sẽ bị mất đi, gây ra bệnh loãng xương. Ở một mức độ nào đó, chỉ cần một tác động nhỏ từ bên ngoài, xương có thể dễ dàng gãy.

Vì vậy, tập tạ cường độ cao hoàn toàn không phù hợp cho những người trung niên và người già vì tiềm ẩn rất nhiều rủi ro chấn thương đối với sức khỏe xương khớp.

3. Leo núi

Nhiều người trung niên có thời gian rảnh rỗi sau khi nghỉ hưu nên rủ nhau tham gia đội leo núi. Phương pháp này không chỉ có thể đạt được mục đích tăng cường vận động mà còn có thể kết bạn mới, giúp chúng ta có nhiều cơ hội giao tiếp với người khác. Đây tưởng chừng như là một điều tốt nhưng nếu bạn đã trên 50 tuổi thì nên cân nhắc kỹ càng dựa trên tình trạng sức khỏe bản thân.

Chúng ta đều biết rằng leo núi yêu cầu thể chất đủ năng lượng tích lũy. Trong quá trình leo núi, khớp gối của chúng ta đã phải chịu rất nhiều áp lực. Hơn nữa bản thân leo núi là một môn thể thao có cường độ cao và không phù hợp với người già có nhiều chức năng cơ thể bắt đầu suy giảm.

Nếu cứ cố chấp chạy theo xu hướng, bạn có thể phải gánh chịu những hậu quả như mòn xương bánh chè, kiệt sức, chấn thương… không tốt cho sức khỏe thể chất và tinh thần.

4. Gập bụng cường độ cao

Hầu hết người trung niên và người cao tuổi đều ít nhiều có vấn đề về cột sống cổ và thắt lưng, cùng với nguy cơ loãng xương. Do đó, việc tập gập bụng cường độ cao dễ dàng gây ra những tổn thương không thể phục hồi đối với cột sống cổ và thắt lưng.

Ngoài ra, bài tập này còn gây ra những áp lực lớn lên phần đầu, dễ dẫn đến tăng huyết áp và gây nguy hiểm cho người mắc bệnh tim mạch, mạch máu não.

*Nguồn: Sohu

Thùy Linh

Đời sống Pháp luật

Trở lên trên