Sau 65 tuổi, vợ chồng tôi thỏa thuận: Dù ai ra đi trước, người còn lại phải làm 3 điều này mặc kệ họ hàng khen chê
Người ta vẫn nói: “Dù bạn không có ý định làm hại người khác thì bạn cũng phải có ý định đề phòng người khác”. Nếu làm được 3 điều sau đây, bạn đang tự bảo vệ những năm tháng cuối đời của mình một cách tuyệt vời.
- 05-08-2024Cụ bà thọ 101 tuổi tiết lộ 2 điều kiện đơn giản để sống lâu: Không phải tập thể dục hay kiêng ăn
- 01-08-2024Không vào viện dưỡng lão, tôi chọn "cách nghỉ hưu mới" vừa tự do vừa khỏe mạnh, chẳng phiền đến ai: Nhiều người chỉ mong được như vậy
- 01-08-2024Người đàn ông 50 tuổi ăn 1 bắp ngô mỗi sáng trong nửa năm, bác sĩ bệnh viện đã phải giật mình
Bà Trương năm nay 67 tuổi, hiện sống một mình ở Trung Quốc. Chồng của bà bất ngờ ra đi vào mùa đông năm ngoái sau một cơn đau tim. Kể từ đó, bà mất đi khá nhiều động lực sống. 2 con của bà đều đã có gia đình riêng, một người làm việc ở Bắc Kinh, một người phát triển ở Thượng Hải. Dù bận rộn nhưng chứng kiến mẹ mình ngày càng u sầu, các con của bà đều vô cùng lo lắng.
"Mẹ tới Bắc Kinh đi, vợ chồng con đều muốn ở bên mẹ nhiều thời gian hơn," con trai của bà nhiều lần gọi điện thoại thuyết phục. Tuy vậy, bà Trương đều lắc đầu từ chối vì muốn ở lại quê hương với những kỷ niệm quý báu.
Đúng lúc đang cô đơn, một người cháu họ Lý Cường đột nhiên xuất hiện. Trước đây, Lý Cường không tiếp xúc nhiều với gia đình, nhưng trong tang lễ của chồng bà Trương, người này đã nhiệt tình giúp đỡ công chuyện, còn thường xuyên đến nhà thăm hỏi.
"Dì, đừng buồn quá." Lý Cường đến nhà, vừa uống trà vừa trò chuyện với bà Trương: "Dì xem, cháu sống ở ngay gần đây, sau này có việc thì dì thì cứ đến tìm cháu."
Bà Trương chợt thấy ấm lòng, cảm động đến mức rơi nước mắt: "Cường à, dì thật may mắn khi có được một đứa cháu tốt như thế này."
Ảnh minh họa: Internet
Theo thời gian, Lý Cường đã trở thành chỗ dựa cho bà Trương trong cuộc sống. Lý Cường thường chủ động giúp đỡ mọi việc nhỏ nhặt, bao gồm mua hàng tạp hóa, đưa bà đi bệnh viện thăm khám và sửa chữa đồ gia dụng trong nhà. Bà Trương dần dần phụ thuộc vào người cháu này và thậm chí bắt đầu coi như con ruột trong nhà.
Tuy nhiên, mọi chuyện lại trở nên tồi tệ hơn vào một buổi chiều bình thường.
"Dì, để con kể cho dì nghe một điều." Lý Cường thần bí nói: "Gần đây con phát hiện ra một sản phẩm tài chính đặc biệt tốt với tỷ suất lợi nhuận cao đến kinh ngạc! Dì có muốn đầu tư cùng con không?"
Bà Trương do dự: "Ừmm… chuyện này dì thực sự không hiểu."
Lý Cường nhiệt tình giải thích: "Không sao đâu, con có người quen rồi, đảm bảo trả đủ cả gốc và lãi, tuyệt đối an toàn. Con vẫn tham gia suốt mà."
Nhìn thấy ánh mắt chân thành của cháu trai, bà Trương mềm lòng đưa cho Lý Cường toàn bộ số tiền lương hưu 200.000 NDT đã tích lũy được trong nhiều năm.
Ai biết được, kể từ sau khi chuyển tiền, người cháu họ này bỗng dưng không còn xuất hiện nữa. Dù bà Trương gọi điện và gửi tin nhắn cũng không nhận được phản hồi.
"Thôi xong rồi…" Bà Trương bất lực ngã ngồi trên sofa, toàn thân lạnh toát. Lúc này bà mới nhận ra mình đã bị lừa.
Ảnh minh họa: Internet
Sau khi nhận được cuộc gọi khóc lóc của mẹ, 2 người con lập tức chạy về quê hương. Sau khi gọi cảnh sát và hỏi thăm xung quanh, cuối cùng họ mới biết Lý Cường là một kẻ trong đường dây lừa đảo, chuyên nhắm vào những người già sống cô đơn một mình.
Sự việc này đã khiến bà Trương cảnh tỉnh rất nhiều. Khi suy ngẫm cẩn thận, bà mới nhớ lại, khi vừa nghỉ hưu, vợ chồng bà từng nhắc đến thỏa thuận 3 "Không", nhưng vì sự ra đi đột ngột của chồng, bà quá đau buồn mà chưa thể làm được. Kể từ giờ về sau, bà Trương đã coi 3 điều này trở thành "quy tắc sinh tồn" và quyết tâm sống thật tốt phần đời còn lại của mình.
1: Từ chối người thân vô đạo đức
Một số người thường đối xử lạnh nhạt với ta, nhưng một khi họ cảm nhận được lợi ích nào đó, họ sẽ lập tức thay đổi thái độ, suốt ngày bám quanh bạn. Thậm chí, có những người chỉ xuất hiện khi cần sự giúp đỡ của bạn, sau đó họ sẽ biến mất không dấu vết.
"Từ giờ trở đi, tôi sẽ không bao giờ ngu ngốc tin tưởng những người đột nhiên tỏ ra tử tế", bà Trương hạ quyết tâm. "Thay vì bị coi là kẻ ngốc, tôi thà sống một mình, yên tĩnh thoải mái."
2: Từ chối sống lệ thuộc
Sau khi mất đi người bạn đời, nhiều người già sẽ rơi vào tình trạng cô đơn, bất lực tột độ. Bà Trương nhớ lại: "Lúc đó tôi như đang chờ đợi một cọng rơm cứu mạng, dồn hết hy vọng vào Lý Cường. Bây giờ nghĩ lại, thật sự là ngu ngốc".
Đối mặt với những khó khăn của cuộc sống, điều quan trọng nhất là phải luôn độc lập và mạnh mẽ. Bà Trương dần dần học cách tự mình giải quyết nhiều vấn đề và thậm chí còn bắt đầu học cách sử dụng điện thoại thông minh và máy tính. "Bây giờ tôi có thể tự mua đồ tạp hóa trên mạng, xem video và trò chuyện video với các con. Tôi cảm thấy cuộc sống ngày càng thú vị hơn."
Ảnh minh họa: Internet
3: Từ chối những lời tâng bốc vô lý
Người xưa có câu: "Tự dưng tỏ ra ân cần, không phải kẻ gian cũng là phường trộm cắp."
Nếu một người không thường xuyên tương tác đột nhiên tỏ ra niềm nở và ân cần với bạn, có thể người này đang che giấu động cơ thầm kín nào đó.
Bà Trương than thở: "Bây giờ nghĩ lại, Lý Cường sao có thể tự dưng tốt bụng như vậy? Nó chỉ đang gài bẫy, chờ tôi cắn câu mà thôi."
Bà Trương bây giờ đã trở nên lý trí hơn, cảnh giác hơn, quan sát và suy nghĩ nhiều hơn. "Thay vì tin tưởng những kẻ đạo đức giả, tốt hơn hết hãy tập trung vào những người thực sự quan tâm đến mình", bà nói. "Bây giờ tôi gọi điện cho con cháu trò chuyện thường xuyên. Dù các con không ở bên cạnh nhưng tôi có thể cảm nhận được tình yêu chân thành dành cho mình."
*Nguồn: Sohu