Sau 70 tuổi, có 2 thời điểm nên tuyệt đối tránh uống nước, đừng coi thường kẻo "rước họa vào thân"
Uống nước rất quan trọng với sức khỏe đặc biệt là với những người đã quá 70 tuổi, tuy nhiên có những thời điểm dù khát cũng không uống để bảo vệ sức khoẻ.
- 19-10-2024Cụ bà Nhật Bản lập kỷ lục già nhất thế giới tiết lộ một loại "quả trường thọ" Việt Nam có đầy là bí quyết
- 18-10-2024Gia đình có 3 chị em cùng sống thọ trên 90 tuổi: Bí quyết là 1 thói quen vừa đơn giản, vừa miễn phí
- 17-10-2024Người thích ăn hoa quả và người thích ăn rau, ai sống thọ hơn? Muốn sống lâu trăm tuổi thì cần ghi nhớ 1 từ
Bài viết được chia sẻ trên trang MXH Sohu của Trung Quốc đã nhận được đông đảo sự quan tâm của mọi người.
Uống nước đóng vai trò vô cùng quan trọng đối với sức khỏe, đặc biệt là ở người cao tuổi. Nước sẽ giúp duy trì các chức năng thiết yếu của cơ thể như điều hòa thân nhiệt, vận chuyển chất dinh dưỡng, loại bỏ độc tố và hỗ trợ quá trình trao đổi chất.
Tuy nhiên, không phải thời điểm nào uống nước cũng tốt cho sức khỏe người cao tuổi.
Trong một buổi tụ tập, Dì Vương vừa đánh bài vừa nói chuyện với bà Cao: "Giờ tôi tôi mới hiểu, sau 70 tuổi, dù có khát cỡ chúng ta cũng không nên uống nước vào hai thời điểm này, sẽ rất có hại cho sức khỏe".
Bà Cao nghe vậy, cảm bối rối không biết liệu có thực sự cần phải cẩn trọng trong việc uống nước như vậy không?
Ngày hôm sau, khi đến bệnh viện kiểm tra sức khỏe định kỳ, bác sĩ cho biết tình trạng của bà Cao không có vấn đề gì quá đáng lo. Nhưng nhớ lại câu chuyện hôm qua, bà bèn hỏi: "Bác sĩ ơi, tôi nghe nói sau 70 tuổi có hai thời điểm không nên uống nước, dù cho rất khát có đúng không?"
Bác sĩ mỉm cười và giải thích: "Đúng là khi tuổi tác tăng lên, các chức năng trong cơ thể dần suy giảm dẫn tới khả năng trao đổi chất chậm lại, chức năng lọc thận không còn tốt như trước, nên việc uống nước cần phải thận trọng hơn."
Nếu uống nước không đúng thời điểm sẽ tạo gánh nặng lên cơ thể, ảnh hưởng đến sức khỏe toàn diện.
Thời điểm trước khi đi ngủ buổi tối
Người cao tuổi không nên uống quá nhiều nước trước khi đi ngủ. Bởi khi chúng ta già đi, chất lượng giấc ngủ không còn tốt như thời trẻ. Việc uống nhiều nước trước khi đi ngủ khiến khả năng kiểm soát tiểu tiện kém hơn không chỉ làm tăng tần suất thức dậy vào ban đêm, ảnh hưởng đến chất lượng giấc ngủ mà còn có thể tăng áp lực cho thận và ảnh hưởng đến tâm trạng vào sáng hôm sau.
Chức năng bàng quang suy yếu theo tuổi tác nên khi uống nước trước khi ngủ sẽ làm khả năng kiểm soát tiểu tiện trở nên kém
Hơn nữa, bác sĩ cũng lưu ý rằng uống nhiều nước trước khi đi ngủ có thể gây áp lực lên tim, đặc biệt ở những người có tiền sử bệnh tim mạch. Vào ban đêm, huyết áp cơ thể thường thấp và nếu uống quá nhiều nước sẽ khiến tim phải làm việc nhiều hơn, có thể dẫn đến nguy cơ các vấn đề về tim mạch, thậm chí đột quỵ,...
Thời điểm vừa thức dậy vào buổi sáng
Nhiều người thường có thói quen uống nước ngay khi vừa thức dậy. Thói quen này không sai, nhưng nếu uống quá nhiều nước lạnh ngay lúc đó, đặc biệt khi bụng còn đói, có thể gây hại cho cơ thể.
Việc uống quá nhiều nước ngay khi vừa thức dậy vào buổi sáng có thể gây hại cho cơ thể
Bởi lúc này, cơ thể đang ở trạng thái hồi phục sau giấc ngủ, chức năng tim mạch vẫn còn yếu. Uống nhiều nước lạnh lúc này có thể gây kích thích đường tiêu hóa, dẫn đến co thắt dạ dày và làm huyết áp dao động, tạo gánh nặng cho tim.
Nghe vậy, bà Cao trầm ngâm hỏi: "Buổi sáng cổ học tôi rất khô, làm sao để uống nước đúng cách, an toàn cho cơ thể."
Bác sĩ giải thích, thay vì uống quá nhiều nước ngay lập tức, người cao tuổi nên uống từng ngụm nhỏ nước ấm để giúp cơ thể tỉnh táo và tuần hoàn máu hoạt động ổn định hơn.
Uống nước lạnh sẽ dễ gây kích ứng tim, bất lợi cho quá trình lưu thông máu, làm tăng nguy cơ đau thắt ngực, nhồi máu cơ tim ở người già
Và theo các chuyên gia, người cao tuổi cần duy trì uống đủ 2 - 2,5 lít nước trong suốt cả ngày để hỗ trợ tiêu hóa tốt nhất và đào thải độc tố ra ngoài cơ thể.
Rời khỏi bệnh viện, bà Cao cảm thấy nhẹ nhõm hơn nhiều và quyết định thay đổi thói quen uống nước của mình để có cơ thể khỏe mạnh, nhiều năng lượng hơn.
Toutiao
Lưu Ly
Đồ sống pháp luật