Sau Evergrande, nhà phát triển bất động sản lớn thứ 16 Trung Quốc nộp đơn xin bảo hộ phá sản ở Mỹ
Sunac China Holdings Ltd. đã nộp đơn xin bảo hộ phá sản theo Chương 15 tại New York.
- 19-09-2023‘Chiến thần’ xe cứu hỏa mạnh nhất thế giới: "Con lai" của xe tăng và máy bay phản lực, nước phun khỏi vòi nhanh hơn tốc độ âm thanh, ngọn lửa cao hơn 91 mét vẫn dập tắt dễ dàng
- 19-09-2023Chìm trong nợ nần nhưng bỗng được sống thoải mái nhờ 10,5 tỷ đồng bảo hiểm, kẻ thủ ác sa lưới vì bị chiếc điện thoại "bán đứng": Khi công nghệ được tận dụng để thực thi công lý
- 19-09-2023Một thứ ‘vàng lỏng’ bỗng hóa cơn sốt, giá tăng cao không kịp phanh khiến các vụ trộm xảy ra liên tiếp: Cảnh sát vẫn bế tắc vì chưa tìm thấy nghi phạm
Theo Bloomberg, Sunac China Holdings Ltd. đã nộp đơn xin bảo hộ phá sản theo Chương 15 tại New York. Nhà phát triển bất động sản Trung Quốc này đã vỡ nợ và chuyển sang phương án bảo hộ tài sản, trong khi quá trình tái cơ cấu nợ ở nước ngoài sắp kết thúc.
Việc doanh nghiệp này nộp đơn xin bảo hộ ở nước ngoài theo Chương 15 bắt buộc phải thực hiện trong quá trình hoàn tất tái cơ cấu. Cho biết trong một thông báo, Sunac nói rằng họ nộp đơn để được toà án Mỹ chấp thuận, xác thực cuộc bỏ phiếu với các chủ nợ hôm 18/9 trong việc ủng hộ kế hoạch của họ.
Trong khi đó, China Evergrande cũng đang nỗ lực tái cơ cấu khoản nợ nước ngoài và nộp đơn bảo hộ phá sản theo Chương 15 hồi tháng trước. Evergrande - vỡ nợ vào năm 2021, đã khiến những khó khăn của ngành bất động sản Trung Quốc trở nên căng thẳng hơn. Tập đoàn của tỷ phú Hứa Gia Ấn cho biết động thái này là “thủ tục bình thường”, vì trái phiếu USD được điều chỉnh bởi luật của New York, một số trái phiếu của Sunac cũng vậy.
Sunac là nhà phát triển bất động sản lớn thứ 16 của Trung Quốc, tính theo doanh số hợp đồng. Tập đoàn này lần đầu tiên vỡ nợ trái phiếu USD vào tháng 5/2022, khi ngành bất động sản Trung Quốc chứng kiến doanh số bán nhà sụt giảm mạnh và gặp khó khăn về tài chính, trong bối cảnh Bắc Kinh hạn chế tình trạng đầu cơ.
Vào tháng 3, Sunac đã công bố kế hoạch tái cơ cấu nợ nước ngoài. Trong vài tuần, các nhà đầu tư nắm giữ hơn 75% khoản vay đó đã chấp thuận đề xuất của họ. Mới đây, Sunac cho biết, trong cuộc thảo luận gần đây, các chủ nợ cũng ủng hộ đề xuất tái cơ cấu.
Theo Reuters, tổng nợ của nhà phát triển này này hiện ở khoảng 2.437 tỷ NDT (340 tỷ USD), tương đương 2% GDP Trung Quốc.
Trong tháng này, cổ phiếu Sunac niêm yết tại Hong Kong tăng 187% và cho đến nay là cổ phiếu có thành tích tốt nhất trong Hang Seng Composite Index. Tuy nhiên, chỉ trong phiên hôm nay, cổ phiếu Sunac giảm 3,6% sau khi truyền thông đưa tin công ty nộp hồ sơ theo Chương 15.
Tham khảo Bloomberg
Nhịp sống thị trường