Sau kết quả GDP quý 1 tăng 3,32%, các tổ chức quốc tế dự báo GDP Việt Nam 2023 tăng trưởng ra sao trong báo cáo mới nhất?
Số liệu của Tổng cục Thống kê chỉ ra rằng, GDP của Việt Nam trong quý I/2023 ước tính tăng 3,32% so với cùng kỳ năm trước. Nếu so với tăng trưởng GDP quý 1 các năm trong giai đoạn 2011-2023, con số 3,32% tương đối thấp, chỉ cao hơn tốc độ tăng 3,21% của quý I/2020. Vậy, các tổ chức quốc tế đánh giá ra sao về triển vọng kinh tế Việt Nam trong cả năm 2023?
- 19-04-2023Năng lực cạnh tranh của Hà Nội, TPHCM... và các thành phố trực thuộc Trung ương thay đổi ra sao trong vòng 5 năm qua?
- 18-04-2023Thị trường xuất khẩu của Việt Nam có kim ngạch vượt mốc 20 tỷ USD trong quý I/2023
Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB)
Trong báo cáo mới nhất về triển vọng phát triển kinh tế Việt Nam, Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) nhận định, do suy thoái toàn cầu, chính sách tiền tệ tiếp tục thắt chặt và tác động lan tỏa từ cuộc xung đột Nga - Ukraine.
Tuy nhiên, các chuyên gia ADB cho rằng, việc Trung Quốc mở cửa trở lại sẽ giúp cân bằng những yếu tố bất lợi này và nền kinh tế Việt Nam được dự báo sẽ tăng trưởng 6,5% vào năm 2023. Con số dự báo này thấp hơn mức dự báo 6,7% mà ADB đưa ra trong báo cáo trước đó hồi tháng 9/2022.
Theo đó, ADB đánh giá, đầu tư công sẽ là động lực chính cho phục hồi và tăng trưởng kinh tế trong năm 2023
Nhu cầu thế giới giảm đã ảnh hưởng đến sản xuất chế biến chế tạo. Tuy nhiên, lĩnh vực xây dựng có thể tăng tốt nếu các dự án cơ sở hạ tầng lớn được thực hiện vào năm 2023 theo kế hoạch.
Dịch vụ dự kiến tăng 8,0% trong năm 2023 nhờ du lịch và các dịch vụ liên quan được phục hồi. Bên Việc Trung Quốc mở cửa trở lại không chỉ tác động đến lĩnh vực dịch vụ mà cũng sẽ mang lại lợi ích cho ngành nông nghiệp. Cụ thể, Trung Quốc có thể tạo ra nhu cầu đáng kể đối với hàng nông sản xuất khẩu của Việt Nam, vì quốc gia này tiếp nhận 45% lượng rau quả xuất khẩu của Việt Nam. Do đó, nông nghiệp dự kiến sẽ tăng 3,2% vào năm 2023.
Về phía cầu, tiêu dùng trong nước sẽ tiếp tục phục hồi trong năm 2023. Du lịch hồi sinh, các chương trình kích cầu và đầu tư công mới được khởi xướng trong tháng 1 năm 2022 và việc tăng lương có hiệu lực từ tháng 7 năm 2023 dự kiến sẽ giúp tiêu dùng trong nước tiếp tục tăng, mặc dù lạm phát cao hơn có thể cản trở tiêu dùng phục hồi. Tuy nhiên, doanh thu bán lẻ hai tháng đầu năm 2023 cao hơn 24,9% so với cùng kỳ năm 2019 – thời điểm trước đại dịch, mặc dù một phần là nhờ kỳ nghỉ Tết Nguyên đán.
Nhu cầu toàn cầu suy yếu sẽ tiếp tục tác động tới thương mại trong năm 2023. Cả nhập khẩu và xuất khẩu được dự báo sẽ giảm xuống 7,0% trong năm nay và năm tới. Tăng trưởng thương mại chậm lại có thể tạo ra thâm hụt tài khoản vãng lai tương đương 1,0% GDP trong năm nay, trước khi đạt mức thặng dư trở lại vào năm 2024.
Ngân hàng Thế giới (World Bank)
Theo báo cáo mới nhất World Bank, tăng trưởng kinh tế của Việt Nam được dự báo sẽ hạ còn 6,3% trong năm 2023. Nguyên nhân bởi tăng trưởng ở khu vực dịch vụ chững lại, giá cả và lãi suất leo thang ảnh hưởng đến các nhà đầu tư và hộ gia đình.
Mức tăng trưởng dự kiến sẽ tăng lên 6,5% vào năm 2024 khi các thị trường xuất khẩu chủ lực của Việt Nam như Hoa Kỳ, Trung Quốc phục hồi. Theo World Bank, động lực tăng trưởng chính sẽ là nhu cầu trong nước, có thể bị ảnh hưởng bởi lạm phát ước tính cao hơn (trung bình 4,5%) vào năm 2023.
Ngoài ra, với nhu cầu bên ngoài yếu hơn, đóng góp của xuất khẩu ròng sẽ ảnh hưởng đến tăng trưởng. Cụ thể, tăng trưởng yếu hơn dự kiến tại các thị trường xuất khẩu chính của Việt Nam - Mỹ, Trung Quốc và khu vực đồng tiền chung châu Âu - có thể ảnh hưởng đến triển vọng xuất khẩu.
Bên cạnh đó, khả năng lạm phát cao hơn có thể ảnh hưởng đến nhu cầu trong nước. Việc thắt chặt hơn nữa các điều kiện tài chính toàn cầu có thể ảnh hưởng đến lĩnh vực tài chính của Việt Nam, vốn đang gặp phải những điểm yếu trong cân đối kế toán ở khu vực doanh nghiệp, ngân hàng và hộ gia đình, ảnh hưởng đến tâm lý của nhà đầu tư và người tiêu dùng trong nước.
"Việt Nam còn dư địa để triển khai các biện pháp nhằm thúc đẩy tăng trưởng, không như nhiều quốc gia khác", bà Carolyn Turk, Giám đốc Ngân hàng Thế giới tại Việt Nam nhận định.
"Thực hiện hiệu quả các dự án đầu tư công trọng điểm là một chìa khóa tăng trưởng trong cả ngắn và dài hạn. Đồng thời, chính sách tài khóa và tiền tệ phải đồng bộ để đảm bảo hỗ trợ nền kinh tế, và đảm bảo ổn định kinh tế vĩ mô hiệu quả", Giám đốc Ngân hàng Thế giới tại Việt Nam cho hay.
Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF)
Trong báo cáo triển vọng kinh tế thế giới vừa công bố, Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) dự báo tăng trưởng GDP Việt Nam năm 2023 đạt 5,8%, đứng thứ hai khu vực cùng với Campuchia, và chỉ xếp sau Philippines (dự báo tăng trưởng 6%).
Theo Trưởng bộ phận nghiên cứu kinh tế thế giới, thuộc Vụ Nghiên cứu của IMF, ông Daniel Leigh, với mức tăng trưởng kinh tế khoảng 8% năm 2022, Việt Nam trở thành một điểm sáng của khu vực.
Theo đó, IMF vừa điều chỉnh dự báo tăng trưởng của Việt Nam theo hướng tốt hơn kỳ vọng trước đó. Nguyên nhân một phần là từ sự phục hồi sau COVID-19 và xu hướng chuyển hướng thương mại. Một số khoản đầu tư đang chuyển sang Việt Nam cũng là một động lực tốt.
Ông Leigh cho rằng, mặc dù tốc độ tăng trưởng chậm lại trong bối cảnh chung nhưng Việt Nam vẫn đang tăng trưởng ở mức cao, dự kiến 5,8% vào năm 2023 và sau đó là 6,9% vào năm 2024.
Nhịp sống thị trường