MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Sau khi ngủ dậy cả người mệt mỏi không có sức lực, điều này còn nguy hiểm hơn việc bạn mất ngủ!

23-02-2020 - 10:47 AM | Sống

Mỗi khi thức dậy, bạn thấy mình ngủ đã đủ hay chưa? Có người đặt đầu xuống gối là ngủ được ngay, nhưng khi thức dậy thì mệt mỏi, đầu óc mơ hồ… Các chuyên gia gọi đây là “giấc ngủ không lành mạnh”, so với mất ngủ còn nguy hiểm hơn.

Có nghiên cứu cho rằng, những người ngủ 6 tiếng tự cho rằng mình đã ngủ đủ giấc nhưng thực tế, nhưng các chức năng của cơ thể và nhận thức vô hình chung đều đang suy giảm mặc dù họ không hề cảm thấy buồn ngủ.

Ngủ quá ít không tốt cho cơ thể, nhưng ngủ quá nhiều cũng không nên

Một khảo sát ở Nhật Bản đã cho thấy, những người ngủ 7 giờ mỗi ngày có khả năng sống lâu hơn và càng ngủ nhiều thì tỉ lệ tử vong càng cao. Nếu mỗi ngày đều ngủ trên 9 tiếng thì cơ thể khả năng sẽ có một số vấn đề về sức khỏe.

Giấc ngủ không lành mạnh cũng giống với thực phẩm không lành mạnh, chỉ việc ngủ không đủ giấc hoặc chất lượng giấc ngủ không tốt. Biểu hiện của tình trạng này:

Sau khi ngủ dậy cả người mệt mỏi không có sức lực, điều này còn nguy hiểm hơn việc bạn mất ngủ! - Ảnh 1.

1. Xem tivi, nghe nhạc hoặc chơi điện tử đến khi ngủ quên mất.

2. Cưỡng ép bản thân phải ngủ và thức theo một khung giờ nhất định, nhưng khung giờ này lại luôn luôn thay đổi.

3. Tự nhiên tỉnh giấc sau đó lại muốn nằm thêm một lúc nữa, kéo dài thời gian giấc ngủ.

4. Tối không ngủ để ban ngày ngủ bù, ngủ bù 2 ngày nghỉ cuối tuần.

5. Áp lực công việc lớn, tối phải tăng ca. Sau khi làm việc quá sức về nhà ngủ luôn.

Giấc ngủ không lành mạnh ảnh hưởng đến não đào thải chất gây hại

Tất cả mọi người đều biết, các bộ phận trong cơ thể đều cần được nghỉ ngơi, mà não là bộ phận làm việc “vất vả” nhất. Các bộ phận khác có hệ thống bạch huyết để tự đào thải chất độc, nhưng não bộ thì không.

Một nghiên cứu gần đây đã cho thất, đại não sẽ loại bỏ các chất thải dọc theo cột sống giữa các mạch máu trong khi ta ngủ, và chỉ khi đang ngủ đại não mới làm công việc này.

Sau khi ngủ dậy cả người mệt mỏi không có sức lực, điều này còn nguy hiểm hơn việc bạn mất ngủ! - Ảnh 2.

Điều này cũng có nghĩa là, vào ban ngày chất thải sẽ được tích lũy liên tục ở đại não, khi ngủ não bộ sẽ loại bỏ các chất độc một cách có hiệu quả, từ đó khôi phục lại sức sống để làm việc hiệu quả.

Nếu chất lượng giấc ngủ không tốt cũng sẽ ảnh hưởng đến hoạt động này của đại não và cơ thể sẽ ngày càng uể oải.

Như thế nào là một giấc ngủ tốt?

1. Thông thường sẽ không bị tỉnh giấc vào ban đêm, nếu tỉnh dậy thì sẽ ngủ ngay được.

2. Nằm mơ nhưng không phải ác mộng, ngủ như không ngủ.

3. Sau khi tỉnh giấc cảm giác tinh thần sảng khoái, không có cảm giác mệt mỏi.

Sau khi ngủ dậy cả người mệt mỏi không có sức lực, điều này còn nguy hiểm hơn việc bạn mất ngủ! - Ảnh 3.

Thời gian ngủ hợp lý

Lứa tuổiThời gian ngủ hợp lý (giờ)
Trẻ sơ sinh từ 1-12 tháng tuổi14.5
Trẻ từ 1-2 tuổi12-14
Trẻ từ 3-6 tuổi10-12
Từ 7-12 tuổi10-11
Thanh thiếu niên từ 12-18 tuổi8-9
Người trưởng thành từ 18-65 tuổi7-9
Người già trên 65 tuổi7-8

Ngủ không ngon có rất nhiều nguyên nhân, nhưng có nghiên cứu cho thấy, 90% là do vấn đề về tâm lý hoặc áp lực tinh thần tạo thành. Do vậy, nếu muốn có được một giấc ngủ tốt thì nên điều chỉnh tốt tâm lý, trạng thái của chính mình.

Nguồn: Aboluowang

Theo Mộc Miên

Trí thức trẻ

CÙNG CHUYÊN MỤC

XEM
Trở lên trên