Sau kiểm toán, lợi nhuận VIB tăng 32% so với cùng kỳ, ROE đạt trên 30% trong 3 năm liên tiếp
Theo báo cáo tài chính năm 2022 sau kiểm toán của VIB, các mảng kinh doanh trọng yếu của ngân hàng đều có kết quả tích cực, với động lực thúc đẩy từ hoạt động bán lẻ.
- 16-02-2023VIB dẫn dầu thị phần chi tiêu thẻ tín dụng Mastercard ở nước ngoài
- 09-02-2023Hôm nay VIB giao dịch không hưởng quyền nhận cổ tức 10% bằng tiền mặt
- 06-02-2023Gây sốt với dòng thẻ mới, VIB tiếp tục khẳng định vị thế của người dẫn đầu xu thế
Theo đó, lợi nhuận trước thuế năm 2022 của ngân hàng đạt 10.581 tỷ đồng, tăng 32% so với năm 2021.
Cụ thể, tổng thu nhập hoạt động của VIB đạt hơn 18 nghìn tỷ đồng, tăng 21% so với cùng kỳ. Trong khi đó, nhờ tối ưu hóa vận hành, chi phí hoạt động tăng với tốc độ chậm hơn (tăng 17,3%) lên 6.197 tỷ đồng. Tỷ lệ CIR (chi phí hoạt động/tổng thu nhập) được cải thiện, từ 35,5% của năm trước xuống còn 34,3% trong năm 2022, thuộc nhóm ngân hàng bán lẻ có hiệu quả quản trị chi phí tốt nhất.
Với lợi thế của ngân hàng dẫn đầu thị trường về hoạt động cho vay bán lẻ, thu nhập lãi thuần của VIB tăng 26,6% trong năm qua, đạt 14.962 tỷ đồng.
Chi phí dự phòng rủi ro của VIB năm 2022 ở mức 1.279 tỷ đồng, giảm 20% so với năm 2021. Chất lượng tài sản tiếp tục duy trì tích cực, với tỷ lệ nợ xấu ở mức 1,79%.
Năm nay là năm đầu tiên VIB vượt mốc lợi nhuận 10.000 tỷ đồng, tiếp tục thuộc TOP 10 ngân hàng có lợi nhuận trước thuế cao nhất. Hiệu quả sinh lời (ROE) của VIB dẫn đầu ngành với 3 năm liên tiếp đạt trên mức 30%.
Tại ngày 31/12/2022, tổng tài sản VIB đạt 342.799 tỷ đồng, tăng 10,8% so với cuối năm 2021. Cho vay khách hàng tăng 15,1%, đạt 231.944 tỷ đồng. Ngân hàng có tỷ trọng bán lẻ dẫn đầu thị trường với gần 90% danh mục tín dụng và tỷ trọng trái phiếu doanh nghiệp chỉ khoảng 0,8%, thuộc top thấp nhất trên thị trường. Huy động tiền gửi khách hàng tăng 15,3%, đạt 200.124 tỷ đồng, được thúc đẩy chủ yếu bởi nhóm khách hàng cá nhân.
VIB là một trong những ngân hàng có chiến lược chuyển đổi số mạnh mẽ những năm gần đây, liên tục tiên phong ứng dụng công nghệ mới như trí tuệ nhân tạo (AI), dữ liệu lớn (Big Data), và máy học (Machine Learning). Việc đầu tư từ sớm cho nền tảng đám mây (multi – cloud) cũng giúp ngân hàng đáp ứng được nhu cầu giao dịch ngày một tăng cao của khách hàng.
Tính đến cuối năm 2022, VIB ghi nhận số lượng khách hàng mới đăng ký qua kênh số đạt 40% trên tổng số, tỷ lệ tăng trưởng đạt 65% so với năm 2021. Số lượng và giá trị giao dịch trên kênh số luôn tăng gần gấp đôi qua các năm. Hiện ngân hàng thuộc top đầu ngành về tỷ trọng hoạt động trên các nền tảng trực tuyến, đạt hơn 93%.
Ngân hàng đã thu hút thêm hơn 1 triệu khách hàng trong năm 2022, tăng trưởng 200% so với năm 2021 và đưa tổng số lượng khách hàng vượt con số 4 triệu.
Mới đây, VIB đã thông báo về kế hoạch tổ chức Đại hội đồng cổ đông thường niên năm 2023 dự kiến vào ngày 15/3. Ngân hàng đã chốt danh sách cổ đông thực hiện quyền vào ngày 10/2/2023 vừa qua.
Đáng chú ý, Đại hội đồng cổ đông và HĐQT VIB đã thông qua phương án tạm ứng cổ tức năm 2022 bằng tiền mặt. Theo đó, ngân hàng đang thực hiện chia cổ tức bằng tiền mặt với tỷ lệ 10%, tương ứng số tiền tạm ứng gần 2.108 tỷ đồng. Thời gian thực hiện chi trả tạm ứng cổ tức dự kiến ngày 3/3/2023.
Nhịp sống thị trường