MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Sau thay đổi lịch sử của chính sách tiền tệ, doanh nghiệp và người dân Nhật Bản chuẩn bị cho cuộc sống với lãi suất mới: Người lo kẻ mừng

23-03-2024 - 09:45 AM | Tài chính quốc tế

Chính sách tiền tệ mới của Nhật Bản đã mở ra cánh cửa cho một điều mà Nhật Bản chưa từng thấy trong gần 2 thập kỷ.

Trong những năm tới, ông Satoaki Kanoh – chủ tịch công ty sản xuất nhựa Shinshi Co. có trụ sở tại Tokyo, cần thay hàng chục máy móc cũ tại nhà máy. Ông lo ngại rằng việc này sẽ tốn nhiều tiền hơn bao giờ hết.

Mỗi bộ máy tùy chỉnh theo yêu cầu có giá khoảng 50 triệu yên (330.000 USD). “Tôi muốn thay một chiếc mỗi năm nhưng lại không có nhiều tiền đến vậy”. “Nếu chúng tôi phải trả lãi cao hơn để vay, chúng tôi có thể rơi vào tình thế thực sự khó khăn.”

Ngân hàng trung ương Nhật Bản vào hôm thứ Ba đã lần đầu tiên tăng lãi suất sau 17 năm và bãi bỏ chính sách lãi suất âm. Dẫu động thái này mang tính biểu tượng hơn bất kỳ điều gì khác – dù cho lãi suất vẫn được giữ ở mức gần bằng 0, nhưng nó mở ra cánh cửa cho một điều mà Nhật Bản chưa từng thấy trong nhiều thập kỷ: một thế giới nơi phải lãi nhiều hơn để vay tiền.

Giờ đây, hàng triệu người Nhật, từ chủ doanh nghiệp nhỏ như ông Kanoh đến người mua nhà lần đầu, đang tính toán cách thích ứng với chi phí vay cao hơn sau những năm giảm phát kéo dài và giá cả, tiền lương cũng như chi phí tiền tệ ít thay đổi.

Cách họ ứng phó sẽ có ý nghĩa to lớn trong một nền kinh tế nơi các công ty vừa và nhỏ tuyển dụng khoảng 70% lực lượng lao động và tiêu dùng cá nhân chiếm hơn một nửa tổng sản phẩm quốc nội.

Ông Kanoh lo lắng tốc độ tăng lãi suất có thể rất nhanh. “Lãi suất tăng quá nhiều và quá nhanh sẽ khiến Nhật Bản sẽ không thể thích ứng được kịp”, ông nói.

Công ty của ông hiện có khoản vay khoảng 100 triệu yên, nhưng đó là lãi suất cố định.

Ông cho biết, ngay cả đối với khoản vay nhỏ hơn khoảng 10 triệu yên, sự khác biệt giữa 3% và 1% cũng sẽ rất đáng kể, vì mức lãi suất hàng năm phải trả là 3% sẽ tương đương với mức lương hàng tháng của một nhân viên.

Chiến thuật giảm phát

Các doanh nghiệp và hộ gia đình Nhật Bản từ lâu đã mắc kẹt với chiến thuật ứng phó với giảm phát: tích trữ tiền mặt và cắt giảm chi phí. Điều đó khiến nền kinh tế rơi vào một vòng luẩn quẩn: tăng trưởng và tiền lương đình trệ.

Việc loại bỏ tư duy giảm phát đó có thể khó khăn, ngay cả khi giá cả và tiền lương tăng lên.

Trong khi các công ty lớn hiện đang đưa ra mức tăng lương lớn nhất trong nhiều thập kỷ , thì các công ty nhỏ vẫn chưa rõ sẽ tăng lương ở mức độ nào. Một cuộc khảo sát của Reuters hôm thứ Năm cho thấy khoảng 60% công ty Nhật Bản kỳ vọng lãi suất sẽ tăng lên 0,25% vào cuối năm nay . Nhiều người cho biết họ đang tìm cách tăng chi tiêu trước khi chi phí đi vay tăng lên. Eiichi Hagiwara, chủ công ty thiết kế thiết bị xử lý nước có trụ sở tại Tokyo, cho biết chi phí vay cao hơn có thể ăn mòn lợi nhuận vốn đã ít ỏi của các công ty nhỏ.

Đối với ông, chi phí vay tăng cao có thể khiến các dự án lớn bị hủy bỏ vì cần các khoản vay để trang trải trước vật liệu và các chi phí khác. Phải trả lãi có nghĩa là tỷ suất lợi nhuận sẽ thấp hơn.

Ông Hagiwara nói: “Bây giờ không có dự án nào cho lợi nhuận lớn cả. Nếu tôi không giảm giá thì tôi sẽ không có được dự án nào cả”. Nhìn chung, ông tránh đi vay và thích giữ tiền mặt dự trữ để trang trải chi phí hoạt động. “Bạn phải đảm bảo thu được lợi nhuận tối thiểu có thể”, ông nói. “Nếu bạn vay tiền và lãi suất tăng lên, bạn sẽ gặp rắc rối”.

Hagiwara chỉ vay tiền một lần – khoảng 100 triệu yên, một thập kỷ trước, để một mua tòa nhà làm trụ sở công ty. Nhưng thông tin về khoản vay nhanh chóng lan ra ngoài và các cộng sự cũng như đối thủ cạnh tranh đều cho rằng công ty đang gặp khó khăn. Hagiwara sau đó quyết định trả lại đầy đủ khoản nợ đó trong vòng nửa năm kể từ khi vay tiền.

Tia hy vọng

Một số chủ doanh nghiệp, đặc biệt là những người phụ thuộc vào nhập khẩu, hy vọng lãi suất cuối cùng có thể đặt mức sàn cho đồng yên yếu. Tình trạng bán tháo đồng yên thường xuyên đã đẩy chi phí thực phẩm và nhiên liệu tăng cao.

Đối với Yasunobu Tashiro, chủ một nhà hàng và một cửa hàng bán túi xách cũng như các mặt hàng nhập khẩu ở thị trấn suối nước nóng Kinugawa Onsen, đồng yên đang là một vấn đề đau đầu. Ông nói: “Chúng tôi là bên nhập khẩu nên đồng yên yếu đã gây khiến chúng tôi gặp rất nhiều rắc rối khi ra nước ngoài”. Ông cho biết, những giao dịch mua trước đây có giá tương đương 6.700 USD thì nay có giá 10.000 USD.

Tuy nhiên, anh Haruka Yoda, kỹ sư CNTT 29 tuổi, lại tỏ ra lạc quan hơn. Anh vay tiền để mua nhà sống cùng vợ và đứa con một tháng tuổi. “Tôi cảm thấy ngay cả khi lãi suất tăng đáng kể thì lương của chúng tôi cũng tăng lên”.

Theo Reuters

Yến Nguyễn

Nhịp Sống Thị Trường

CÙNG CHUYÊN MỤC

XEM
Trở lên trên