SCMP: Đàm phán Mỹ - Trung không có sự tiến triển, phái đoàn Trung Quốc sẽ rời Washington sớm hơn dự kiến
Theo SCMP, các cuộc đàm phán thương mại cấp thấp giữa Mỹ và Trung Quốc diễn ra nhằm đặt nền tảng cho đàm phán cấp cao vào cuối tuần này hiện không mang lại bất kỳ sự tiến triển nào cho các vấn đề quan trọng.
- 10-10-2019Chứng khoán Mỹ khởi sắc sau 3 phiên nhưng Dow Jones Futures có lúc lao dốc 300 điểm khi truyền thông Trung Quốc tiết lộ đàm phán thương mại không có tiến triển
- 09-10-2019Triển vọng đàm phán thương mại Mỹ - Trung trở nên u ám, Dow Jones giảm hơn 300 điểm
- 08-10-2019Ngay trước thềm đàm phán, Mỹ "tung đòn" đưa 8 công ty công nghệ cao của Trung Quốc vào danh sách đen với cáo buộc vi phạm nhân quyền
Nguồn tin thân cận tiết lộ, trong các cuộc thảo luận hôm thứ Hai và thứ Ba tại Washington, Trung Quốc từ chối nói về vấn đề chuyển giao công nghệ bắt buộc, dù đây là yếu tố cốt lõi đối với Mỹ khi nói đến các chính sách của Trung Quốc. Nguồn ẩn danh cho biết, cuộc đàm phán cũng không bàn đến vấn đề trợ cấp nhà nước, điều mà chính quyền ông Trump đã nói rằng mang lại lợi thế cạnh tranh không công bằng của công ty Trung Quốc với các công ty nước ngoài.
Đoàn đàm phán cấp thấp, được dẫn đầu bởi Thứ trưởng Bộ Tài chính Liêu Mân, chỉ tập trung vào 2 nội dung chính: tăng mua nông sản của Mỹ và bảo vệ sở hữu trí tuệ. Dù mang tính chất đặt nền móng cho đàm phán cấp cao nhưng các cuộc thảo luận này lại không mang lại tiến triển như kỳ vọng.
Người này cho biết: "Họ không đạt được sự tiến triển nào", nói thêm rằng phía Trung Quốc không thành công trong việc thuyết phục các nhà đàm phán Mỹ cân nhắc về việc ngừng áp thuế - đây là mối ưu tiên hàng đầu của chính quyền ông Tập.
Ngoài ra, phái đoàn Trung Quốc có thể sẽ rời Washington sớm hơn dự kiến. SCMP cũng đưa tin hôm thứ Tư rằng đoàn đàm phán Trung Quốc, với sự dẫn đầu của Phó Thủ tướng Trung Quốc Lưu Hạc, có thể sẽ đến sân bay vào thứ Sáu, sau khi các cuộc thảo luận kết thúc, dù kế hoạch trước đó là đoàn sẽ về Trung Quốc vào thứ Bảy ngày 12/10.
Ông Lưu Hạc đến Washington vào buổi chiều thứ Ba, đây là tuần căng thẳng nhất trong mối quan hệ giữa 2 nước kể từ khi cuộc chiến nổ ra vào tháng 7 năm ngoái. Vụ việc của quản lý đội bóng nổi tiếng tham dự giải NBA, người này chia sẻ sự đồng tình đối với các cuộc biểu tình ở Hồng Kông, đã làm dấy lên những tranh luận từ cả 2 phía. Và đầu tuần này, Mỹ cũng tuyên bố đưa 8 công ty công nghệ Trung Quốc vào danh sách đen vì cáo buộc vi phạm nhân quyền đối với nhóm người Hồi giáo ở Tân Cương.
Sau đó, chính phủ Trung Quốc cũng không "ngồi yên", đưa ra phản hồi bằng cách kêu gọi chính quyền ông Trump nên lập tức rút lại những động thái căng thẳng. Trong bối cảnh đó, kỳ vọng về thoả thuận thương mại đã lịm dần. Theo nguồn tin thân cận, tất cả những gì còn lại trên bàn đàm phán chỉ là "một thoả thuận nhỏ."
Tuy nhiên, cố vấn thương mại Nhà Trắng Peter Navarro cho hay, nếu điều các quan chức đã phát biểu trở thành sự thật, thì thậm chí đó cũng không phải là một lựa chọn đói với họ. Ông nói rằng Tổng thống Trump đã "giải quyết một cách dứt khoát" và vấn đề ở đây là "một thoả thuận lớn hoặc không có gì".
SCMP
- Con số bất ngờ lý giải tại sao Trung Quốc lại muốn thỏa thuận thương mại
- Lộ trình đánh thuế của ông Trump đã đi từ kế hoạch bài bản đến mớ bòng bong hỗn loạn như thế nào?
- Điêu đứng vì thương chiến, nông dân Mỹ phá sản nhiều kỷ lục
- Ông trùm đầu cơ Mỹ cảnh báo sau chiến tranh thương mại, chiến tranh công nghệ sẽ là chiến tranh vốn
- Ông Trump dọa tăng thuế đánh vào hàng hóa Trung Quốc nếu không đạt được thỏa thuận thương mại