Sếp Nguyễn Trung Dũng bật mí 1 'NGÓN NGHỀ' giúp khởi nghiệp tuổi 50 vẫn thành công, sau 12 năm chưa phải đi vay ngân hàng
Đây là bí quyết Marketing giúp "ông trùm gia vị" chiếm được thị trường.
- 23-01-2024Người đàn ông hành nghề “không làm gì cả”: Được trả tiền vì “tồn tại” là đủ, ẩn đằng sau là bức tranh buồn về xã hội thời đại mới
- 20-01-2024Nghề tay trái tiềm năng của dân văn phòng: Làm gia sư 2-3 tiếng/ngày, không quá nặng nhọc, thu nhập hấp dẫn
- 19-01-20246 ngành nghề đào tạo ngắn hạn, có thu nhập cao
Trong buổi tọa đàm "Marketing 'vượt gió rẽ sóng' trong thời kỳ khủng hoảng" do Hiệp Hội Marketing Việt Nam - Vietnam Marketing Group (VMG) và Khoa Quản trị Kinh doanh Học viện Ngân hàng tổ chức, Sếp Nguyễn Trung Dũng - CEO Dh Foods và là vị Sếp quyền lực của "Whose Chance - Cơ hội cho ai" đã có những chia sẻ cực hữu ích về thị trường cũng như cách làm Marketing hiệu quả.
Trong bối cảnh nền kinh tế suy thoái và khủng hoảng, danh mục cắt giảm đầu tiên mà doanh nghiệp thường nghĩ đến là Marketing. Vì khi nền kinh tế rơi vào suy thoái, người tiêu dùng sẽ "thắt lưng buộc bụng" và chẳng mấy lưu tâm đến những sự kiện, quảng bá hào nhoáng.
Lúc này, Marketing trở thành là một thứ "xa xỉ phẩm", gây ra tốn kém chứ không đem lại hiệu quả. Tuy nhiên thực tế không phải vậy, trong mỗi giai đoạn cần áp dụng chiến lược Marketing riêng, vừa cân đối ngân sách, vừa giúp duy trì hiệu quả, đồng thời tạo nên những đột phá sau thời kỳ "ngủ đông".
Sếp Trung Dũng đã chia sẻ những "case study" thực tế của bản thân cũng như các doanh nghiêp khác, các dự án từng thực hiện. "Ông trùm gia vị" cho biết trong năm 2023, dù thị trường biến động, doanh nghiệp đối mặt với nhiều khó khăn do sức mua giảm nhưng Dh Foods không phải đi vay ngân hàng. Cách giải quyết là giảm giá sản phẩm tối đa, dành nhiều ưu đãi cho khách hàng, đối tác, giảm ngân sách Marketing, hỗ trợ in tờ rơi, tặng xe thử mẫu, tặng kệ trưng bày,... Bên cạnh đó, chiến lược Marketing cần làm là tập trung vào các sản phẩm mới, đi khai phá thị trường tiềm năng.
CEO Dh Foods chia sẻ: "Dù là thời điểm khởi nghiệp hay hiện tại - sau 12 năm gây dựng và phát triển, tôi vẫn chưa từng đi vay ngân hàng để tránh tự gây áp lực cho bản thân và nhân viên. Càng khủng hoảng, chúng ta lại càng phải tiết kiệm.
Trước đây, tôi dựa vào đòn bẩy tài chính để phát triển nên càng ngày càng phải chạy nhanh hơn để chi trả tài chính. Còn nếu lúc đầu phát triển nhanh thì cần nguồn vay tài chính hỗ trợ, như vậy đến lúc khủng hoảng, tăng trưởng chậm sẽ dẫn đến áp lực khủng khiếp. Đừng ham nhanh, ham giàu, hãy làm tốt việc mình đang làm rồi tiền bạc sẽ đến".
Về phương pháp Marketing, Sếp Trung Dũng tiết lộ bản thân trước đây ở Ba Lan, là đơn vị nhập khẩu nên khá tường tận mọi quy trình. Đến khi về Việt Nam khởi nghiệp, vị trí ngược lại của ông là đơn vị xuất khẩu. Chính điều này là lợi thế giúp ông "startup" thành công và đã đưa sản phẩm sang các thị trường khó tính bậc nhất như Úc, Anh, Pháp, Đức.
"Đặt vị trí của mình vào khách hàng sẽ xây dựng được chiến lược Marketing phù hợp. Chẳng hạn như khi tôi là đơn vị nhập khẩu, tôi đã đưa ra cho đơn vị cung ứng yêu cầu khắt khe về chất lượng, chứng chỉ, bao bì sản phẩm,... Vì thế nên khi xuất khẩu, tôi không thấy đối tác khó tính, phức tạp nữa. Thứ nữa là tôi sẽ dành thời gian nghiên cứu hành vi, sở thích khách hàng. Chẳng hạn như với một số nước như Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc, người dân đặc biệt thích dùng sốt vì sự tiện lợi. Họ ưu tiên chế biến món ăn dưới 20 phút.
Với mỗi sản phẩm khi xuất khẩu đều được in 2 thứ tiếng, gồm tiếng Anh và tiếng sở tại. Trong đó tiếng sở tại bao giờ cũng được in to hơn tiếng Anh, điều này dễ chiếm được cảm tình người tiêu dùng. Đó là những lưu ý khi làm Marketing, chứ không chỉ riêng gì viết 'content', làm video như nhiều người lầm tưởng", Sếp Trung Dũng cho biết thêm.
Đời sống & pháp luật