Shark Bình: Cú huých Covid-19 bằng cả chục năm xã hội "kêu gào" chuyển đổi số
Trong quá khứ, các doanh nghiệp công nghệ từng phải đi đốt tiền để lấy người dùng với những chi phí siêu đắt đỏ. Tuy nhiên, đại dịch giúp họ làm điều này một cách rất hiệu quả và hoàn toàn miễn phí.
Sáng nay, tại buổi giao lưu trực tuyến về góc nhìn của các doanh nghiệp, chuyên gia trong thời dịch Covid-19, ông Nguyễn Hoà Bình, Chủ tịch HĐQT NextTech Group đã nhận định, dịch bệnh Covid-19 như là một cú huých bằng cả chục năm xã hội "kêu gào" chuyển đổi số, và đây thực sự là cơ hội vàng để Việt Nam đưa ứng dụng công nghệ, chuyển đổi số lên một tầm cao mới.
"Đã lên tầm cao rồi thì không xuống được đâu", ông Bình nhận định. "Trong quá khứ, chúng ta đã có những cú huých rồi. Đội mũ bảo hiểm khi đi xe máy hay không uống rượu khi tham gia giao thông là ví dụ. Những sự kiện, sự cố có tác động thay đổi toàn bộ thói quen xã hội. Đây là cơ hội vàng cho các doanh nghiệp công nghệ và toàn thể người tiêu dùng Việt Nam đi nhanh hơn lên hiện đại hóa, 4.0".
"Trong quá khứ, các doanh nghiệp công nghệ từng phải đi đốt tiền để lấy người dùng với những chi phí siêu đắt đỏ. Tuy nhiên, đại dịch giúp họ làm điều này một cách rất hiệu quả và hoàn toàn miễn phí. Vết thương từ cuộc khủng hoảng này quá lớn, chưa biết bao giờ mới kết thúc. Ngay kể cả kết thúc rồi nhưng vết thương của nó khiến cả người dân và doanh nghiệp phải phòng ngừa, duy trì các kênh online song song với offline", ông Bình rất tự tin về cơ hội chuyển đổi số của Việt Nam thời điểm hiện tại.
Ông Bình lấy ví dụ, một quan bar nổi tiếng ở Trung Quốc bị đóng cửa vì dịch. Thay vì nằm yên, họ đã livestream chương trình đánh nhạc kéo dài 5 tiếng. Họ thu hút hơn 1 triệu người tham gia trong khi thực tế, khi hoạt động, họ cùng lắm chỉ có thể thu hút được một vài nghìn người. Hoạt động online giúp họ thu về 2 triệu tệ (khoảng 6 tỷ đồng) từ tiền tip. Thành công này khiến họ tính tới hình thức mới là kinh doanh online ngay cả khi dịch bệnh đã qua đi.
Chuyển đổi số các hoạt động kinh doanh là tất yếu và không thể thiếu của mọi ngành nghề. Ông Bình dự đoán rằng xu hướng tới là giảm đầu tư vào offline và tập trung nhiều hơn vào online. Một xu hướng kinh doanh mới và lớn, sẽ bắt đầu phát sinh từ cuộc khủng hoảng này.
"Đầu tư vào start-up chuyên về chuyển đổi số, tôi thấy họ tăng trưởng cao. Trong thời gian này, doanh nghiệp và người tiêu dùng có thời gian nghe tư vấn và tìm hiểu về công cụ chuyển đổi số. Trong khi đó, các doanh nghiệp chuyển đổi số không nên cần hỗ trợ từ Chính phủ mà phải hỗ trợ ngược lại cho xã hội với các giải pháp tốt, ngon, bổ, rẻ.
Khi có các sản phẩm tốt, cần hỗ trợ về thời gian dùng miễn phí cũng như chi phí sử dụng để giúp đỡ xã hội trong thời gian khó khăn này. Thời gian vừa qua, chúng tôi cũng thành lập các câu lạc bộ chuyển đổi số để tập hợp các doah nghiệp có công cụ chuyển đổi số để giúp người dùng và doanh nghiệp", ông Bình chia sẻ.
Tiếp tục kinh doanh, duy trì hoạt động - là cách để doanh nghiệp "sống còn" qua quãng thời gian biến động dưới sự ảnh hưởng của đại dịch Covid-19. Để làm được điều này, doanh nghiệp cần tìm ra những giải pháp giúp họ triển khai chuyển đổi online ngay lập tức. Các giải pháp đám mây chính là điều doanh nghiệp cần lúc này để thích nghi với những biến động bất ngờ của thị trường.
Không cần mua phần cứng tốn kém, tối giản nhân sự IT chuyên trách, lựa chọn cấu hình ngay trên Dashboard từ xa, dùng tới đâu trả tiền tới đó… Các giải pháp đám mây cho phép doanh nghiệp bán lẻ, TMĐT, học trực tuyến, tin tức, công nghệ phần mềm... triển khai mô hình ONLINE chỉ VÀI PHÚT với chi phí TỐI THIỂU.
Hệ sinh thái Điện toán đám mây BizFly Cloud do VCCorp vận hành, sở hữu hơn 2,500 nhân sự và 900+ kỹ sư công nghệ trên nền tảng Cloud, AI, Big Data cùng mạng lưới hơn 2000 trang tin và báo điện tử phủ đến 94% người dùng internet Việt Nam. Hơn 3000 khách hàng trên khắp cả nước lẫn nước ngoài đã tin tưởng lựa chọn các giải pháp đám mây do BizFly Cloud cung cấp cho các dự án tiềm năng của họ, trong đó có nhiều đơn vị uy tín như Kênh 14, Topica, VTV, Adayroi, GenK…